Tỷ lệ lạm phát toàn cầu tại cuối năm 2022 đạt mức 9% và dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2023. Tuy nhiên, theo nhận định từ chuyên gia Lazada Việt Nam, sức mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử sẽ không giảm, thậm chí còn có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, xu hướng tiêu dùng 2023 cũng sẽ ảnh hưởng đến nhóm đối tượng, hình thức tiếp cận và tư duy. Những yếu tố này sẽ được phân tích cụ thể ngay sau đây.
Thế hệ trẻ “chiếm lĩnh” thương mại điện tử
Thế hệ trẻ chiếm lĩnh thương mại điện tử Gen Z và Alpha đang trở thành nhóm người tiêu dùng chủ lực. Theo đại diện Lazada, Gen Z sẽ nhanh chóng chiếm đến 30% tổng số khách hàng mua sắm. Cùng với đó, Gen Alpha (sinh năm 2013 – 2025) cũng sẽ sớm tham gia vào thị trường với sự nhạy bén hơn so với các thế hệ trước.
Nhóm người tiêu dùng “bản địa số” (digital native) đã trở lớn lên trong thời đại công nghệ di động đang phát triển mạnh mẽ. Họ nhanh nhạy với các tiện ích của công nghệ và sở hữu trải nghiệm tiêu dùng năng động, đa dạng. Để thu hút được những người tiêu dùng này, điều quan trọng là doanh nghiệp phải hiểu hành vi, tâm lý và thói quen của họ. Theo đó, doanh nghiệp có thể tạo ra những trải nghiệm đặc biệt dành riêng cho từng người, giúp họ cảm thấy thú vị từ lần tương tác đầu tiên.
Theo đại diện của Lazada, để giành lấy sự tin tưởng của nhóm khách hàng này, việc đầu tiên là phải hiểu rõ tâm lý, hành vi và thói quen mua sắm của họ. Từ đó, các doanh nghiệp có thể tạo ra những trải nghiệm tốt hơn, giúp người tiêu dùng cảm thấy hài lòng ngay từ những lần tương tác đầu tiên.
Thay vì dựa trên những suy đoán điều Gen Z muốn, việc sử dụng và phân tích dữ liệu lớn (big data) về nhóm khách hàng này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những insight của họ và tạo ra cơ hội cho mình. Tăng cường đầu tư vào công nghệ, liên tục thu thập và phân tích dữ liệu về hành vi của người dùng sẽ là cách hợp lý để chinh phục đối tượng Gen Z.
Công nghệ AR và VR thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử
Công nghệ AR và VR đang được xem như là yếu tố sẽ thay đổi toàn bộ cuộc chơi của thế giới công nghệ thông tin. Theo dữ liệu của cổng thông tin điện tử tích hợp dữ liệu từ hơn 600 ngành công nghiệp trên toàn cầu (Statista), giá trị của nền công nghệ AR được dự đoán là 30,7 tỷ USD với số lượng kính AR bán ra trong năm 2021 vượt quá 400.000. Trong khi đó, số lượng người dùng VR tại Mỹ sẽ tiếp tục tăng vọt, đạt đến 65,9 triệu người vào năm 2023.
Công nghệ AR và VR cho phép người mua hàng tương tác với các thông tin số bằng cách gắn nội dung ảo vào thế giới thực (AR) hoặc trong môi trường ảo hóa (VR). Với việc sử dụng các công nghệ này, khách hàng không cần phải đến tận cửa hàng mà vẫn có thể trải nghiệm sản phẩm chân thực ở bất kỳ đâu.
Đại diện Lazada nhận định, AR và VR khá mới đối với thị trường Việt Nam, chính vì vậy tiềm năng ứng dụng của công nghệ này rất lớn. Hiện nay, Lazada đã ứng dụng công nghệ VR vào các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment) tại Việt Nam từ lâu, thông qua tính năng Virtual Try-On (VTO).
Sức mua trên thương mại điện tử tiếp đà tăng trưởng
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng số bán hàng tăng 10,15% so với năm 2021. Ngoài ra, theo đại diện của Lazada Việt Nam, tương lai của ngành bán lẻ và thương mại điện tử trong tương lai giữa và dài hạn vẫn tốt. Dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm tiếp theo của Việt Nam vẫn duy trì xung quanh mức 6%, chứng minh tiềm năng lớn của ngành bán hàng.
Chuyên gia tại Lazada Việt Nam cho rằng: “Trái ngược với nhận định của nhiều người, sức mua hàng trực tuyến sẽ tiếp tục tăng trưởng và mở rộng đến nhiều ngành hàng. Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có xu hướng mua sắm có tính toán hơn, tìm kiếm trải nghiệm tốt hơn và mong mỏi nhận được nhiều giá trị hơn trong quá trình mua hàng trực tuyến.
Để đáp ứng xu hướng tiêu dùng 2023, các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp thương mại điện tử nên mở rộng đa dạng nguồn hàng theo nhiều ngành hàng khác nhau. Ngoài ra, họ cũng nên tập trung nâng cao sử dụng công nghệ hiện đại để tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng trên nền tảng số, giúp mở rộng cơ hội tiếp cận đến những nhóm khách hàng tiềm năng mới.
Chủ nghĩa tiêu dùng bền vững
Theo khảo sát của Tập đoàn IBM năm 2021, chỉ có 10% người tiêu dùng không cho rằng dịch COVID-19 đã thay đổi cách họ nhìn về các vấn đề liên quan đến môi trường và tiêu dùng bền vững. Nhiều người đang sẵn sàng giới hạn sử dụng các mặt hàng hoặc sản phẩm của các doanh nghiệp có tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng.
Việt Nam không nằm ngoài xu hướng tiên tiến của sự chú ý đến vấn đề bền vững. Chuyên gia tại Lazada cho rằng đây không phải là một xu hướng mới. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã coi yếu tố bền vững là một giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh và có những hành động thực tế để chứng minh.
“Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến giá trị của thương hiệu. Kết quả khảo sát cho thấy rằng 82% người dùng ưu tiên lựa chọn những thương hiệu có cùng giá trị xã hội với họ. Họ mong muốn các thương hiệu đóng góp nhiều hơn cho xã hội hơn là chỉ quan tâm đến lợi nhuận riêng. Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao giá trị thương hiệu và trách nhiệm xã hội để gây ấn tượng với người tiêu dùng”, chuyên gia nhấn mạnh.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến chuyển, TMĐT lên ngôi, chuyên gia từ Lazada Việt Nam dự đoán sự cạnh tranh trong kinh tế số sẽ ngày càng lớn hơn. Thực tế này đòi hỏi các thương hiệu và nhà bán hàng cần liên tục cập nhật những xu hướng, hành vi mua sắm mới của người tiêu dùng để nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp xu thế thị trường cũng như thị hiếu khách hàng.
Trên đây là 4 xu hướng tiêu dùng 2023 được chuyên gia dự đoán sẽ chiếm lĩnh sàn thương mại điện tử.