Khi nói đến những KOLS, influencer và các chiến dịch influencer marketing, chúng ta thường liên tưởng đến những ấn phẩm quảng cáo, TVC sử dụng hình ảnh của những người nổi tiếng đề truyền tải thông điệp từ một nhãn hàng nào đó. Khái niệm influencer không còn quá xa lạ trong thế giới marketing, khi có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng KOL như con át chủ bài để họ lan tỏa thương hiệu tới đối tượng khách hàng mục tiêu. Hãy cùng Tiepthinoidung tổng hợp KOL lĩnh vực ăn uống trong bài dưới đây nhé.
KOL là gì? – Tổng hợp KOL lĩnh vực ăn uống
KOL, hay Key Opinion Leaders, là những cá nhân có tiếng nói với tầm ảnh hưởng lớn, là những cá nhân có kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực đặc trưng cụ thể. KOL là một phương thức hiệu quả để doanh nghiệp truyền tải đi thông điệp về sản phẩm / dịch vụ của mình.
Vì tầm ảnh hưởng nhất định của họ, mà mọi đề xuất, quyết định của các KOL này đều được lắng nghe và coi trọng. Ví dụ, một sản phẩm thuốc chắc chắn sẽ được khách hàng tin tưởng sử dụng hơn, khi nó được một bác sỹ nổi tiếng khuyên dùng. Một quán ăn sẽ có nhiều khách hàng tới ăn hơn nếu một đầu bếp nổi tiếng thường xuyên ghé thăm và dành nhiều lời khen cho những món ăn tại đó.
Phương thức KOL tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thể thao, nhiếp ảnh, mỹ phẩm, giải trí, và nhiều ngành nghề khác nhau vốn phụ thuộc vào sự tin cậy. Những cá nhân có tầm ảnh hưởng có thể là bình luận viên thể thao, huấn luyện viên, vận động viên, nhà phê bình, và người nổi tiếng…
Với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội hiện nay, như Facebook, Instagram, Zalo hay TikTok, vai trò của các KOL hay influencer lại càng quan trọng trong việc xây dựng và định hướng thông điệp Marketing của các doanh nghiệp.
Sự khác biệt của influencer và KOL
Nhiều doanh nghiệp gắn hai khái niệm influencer và KOL là một, bởi cả hai khái niệm đều dùng để chỉ những cá nhân sử dụng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình để tác động lên quyết định mua hàng của khách hàng.
Influencer, giống KOL, có thể đưa ra những ý kiến tác động lớn tới khách hàng. Họ có thể là những người vô cùng nổi tiếng, được fan hâm mộ hoàn toàn tin tưởng. Trong nhiều trường hợp, những người hâm mộ nói trên tìm tới họ không phải là để giải trí, mà là để tìm những lời khuyên về sản phẩm mà họ đang băn khoăn tìm mua trên thị trường.
Trong khi influencer thường là những cá nhân có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, có lượng người theo dõi lớn, KOL lại là một thuật ngữ rộng hơn, dùng để chỉ chuyên gia trong các lĩnh vực như khoa học, nông nghiệp, y khoa, chính trị, công nghệ và nhiều hơn thế.
Có một vài điểm không tương thích giữa hai khái niệm KOL và Influencer: Trong khi influencer thu hút được rất nhiều người hâm mộ và thường xuyên theo dõi hoạt động của mình, KOL không thu hút được lượng fan đông đảo đến vậy.
Điều giá trị của một KOL, đó chính là tiếng nói của họ về một vấn đề có sự chính xác và giá trị tham khảo cao hơn. Có những trường hợp, influencer chính là KOL, nhưng cũng có trường hợp không phải vậy.
Tổng hợp KOL lĩnh vực ăn uống – TOP Food Reviewer hot nhất hiện nay
Woossi – 1.4M followers
Đứng đầu trong danh sách Street Food Blogger được quan tâm đó là anh chàng Hàn Quốc Woossi. Những video của Woossi khi ra “lò” đều lọt top Trending của Youtube. Woossi ở hữu lượng fan khổng lồ ở Việt Nam với hơn 1,4 triệu subscribe trên kênh Youtube và 718K followers trên fanpage của mình. Rất bất ngờ khi và một blogger trẻ tuổi, nhưng tập fan của anh chàng phân bố đều từ 18 – 44 tuổi. Lượng insight cũng khá ấn tượng với 2.400 lượt reaction/post. Điều đó chứng tỏ cách làm vlog của Woossi thu hút được mọi tầng lớp lứa tuổi.
Cùng điểm qua một chút về các campaign mà chàng trai này từng thực hiện nhé: Gần đây nhất, Lavie Sparkling kết hợp với anh trong chiến dịch ra mắt sản phẩm mới là Lavie Sparkling, hoặc thương hiệu snack Lay’s đã kết hợp với Woossi thực hiện livestream để thực hiện Lays Challenge hay ở một chiến dịch khác, bài post cho trà sữa Lipton của anh cũng đã thu hút được 2,3K reaction cùng hàng chục bình luận khác.
Khoai Lang Thang – 849K followers
Nhắc đến Street Food Blogger, cộng đồng Food Việt không còn xa lạ gì đến chàng trai gốc miền Tây Đinh Võ Hoài Phương, được biết đến với nickname Khoai Lang Thang. Cái tên nói lên tất cả, Khoai luôn kết hợp việc đi khắp nơi và giới thiệu mọi món ăn ở nơi mình đặt chân đến.
Với gương mặt điển trai và cách kể chuyện gần gũi, kênh Youtube của anh chàng thu hút lượt theo dõi khủng lên đến 849K subscribers cùng 425K followers khác trên fanpage. Khán giả của anh tập trung chủ yếu ở độ tuổi 18 – 34, với tỉ lệ là 58% nam và 42% nữ. Có thể nói, anh chàng ảnh hưởng đến cả hai giới về những lĩnh vực mà anh chia sẻ như du lịch, cuộc sống và ẩm thực. Cũng chính vì insight khủng với 13K tương tác, mỗi bài post thu hút gần 1.000 bình luận và 106 chia sẻ.
Đây là gương mặt vàng mà các nhãn hàng lớn cả trong nước và ngoài nước thường nhắm tới anh cho mỗi chiến dịch marketing của mình. Hãy cùng điểm qua một thương hiệu “nho nhỏ” mà anh chàng này đã từng tham gia nhé: T’way Air, Samsung, Traveloka, Biti’s Hunter… và tất nhiên không thể thiếu những brand ăn uống như The Coffee House, Highland,…
Ninh Tino (@ninheating) – 394K followers
Nhân vật đầu tiên trong danh sách này không ai khác là chàng blogger Vũ Trung Ninh. Là một người Hà Nội chính gốc, nên hầu hết các món ăn anh review đều mang đậm dấu ấn ẩm thực miền Bắc. Sở hữu nhiều tài lẻ, cùng lối dẫn chuyện hài hước, lôi cuốn, không bất ngờ khi Ninh luôn ở sở hữu lượng fan đông đảo trên mạng xã hội. Một điểm nổi bật nữa của Ninh khi so sánh với các Food Blogger khác đó là phong cách thời trang cực chất và trẻ trung.
Ngoài sở hữu tài khoản Instagram @NinhEating với 115.000 follow-ers cùng kênh Youtube Ninh Titô với 260K subcribes, kênh Facebook của Ninh cũng có số người theo dõi cao với 13K. Tuy mang danh là một food blogger, nội dung mà anh chàng này chia sẻ rất đa dạng về du lịch, làm đẹp, công nghệ và đương nhiên là cả lĩnh vực ăn uống. Vì thế, Ninh luôn là cái tên được các thương hiệu lớn săn đón như GrabFood, StrongBow, Huawei,…
Ăn Sập Sài Gòn – 127K followers
Danh hiệu “reviewer tâm lý nhất” chắc chắn không thoát khỏi tay của Ăn Sập Sài Gòn. Chủ nhân của thương hiệu đình đám này là anh chàng Nguyễn Hoàng Long, hay còn được gọi bằng một cái tên dễ thương khác là Sập. Không những review món ăn như những food blogger thông thường khác, “Sập con’ còn làm hẳn một “food trip” cho từng quận ở TP HCM trên instagram với những hashtag của mình .Ví dụ, chỉ cần search #ansapquan1, kết quả tìm kiếm sẽ xuất hiện hàng ngàn bài viết liên quan. Đây cũng chính là những hashtag phổ biến nhất trên instagram cho lĩnh vực ăn uống.
Có thể nói, Ăn Sập Sài Gòn là một trong những địa chỉ giới thiệu quán ăn uy tín nhất dành cho các bạn trẻ khi sở hữu lượng người theo dõi trên kênh Facebook, Youtube và Instagram lần lượt là 60K, 27K và 113K. Là người miền Nam nên không bất ngờ khi 42,93% fan của Sập sinh sống ở TP HCM. Ngoài ra, anh chàng cũng sở hữu insight khá ấn tượng với trung bình 85 tương tác, 70 bình luận và 11 chia sẻ cho mỗi bài viết của mình.
Ăn Sập Sài Gòn chắc chắn là cái tên không thể bỏ qua đối nếu bạn muốn phát triển và khẳng định chỗ đứng trong ngành F&B tại Việt Nam.
Bà chúa vỉa hè (@bachuaviahe) – 126K followers
Đúng như cái tên “Bà chúa vỉa hè”, đây là “thánh địa” dành cho những ai đam mê ẩm thực vỉa hè Việt Nam. Những món ăn rẻ, bình dân và cách review đơn giản, ngắn gọn nhưng vô cùng tự nhiên của @bachuaviahe đã thu hút nhiều cư dân mạng.
Trang Instagram @bachuaviahe có lượng follower khủng lên đến 126K người, theo sau là ~ 5000 lượt reaction/post, cùng hàng ngàn lượt comment tên quán cũng như địa chỉ. Fan của “Bà chúa vỉa hè” có đến 75% là nữ giới, dù chuyên review những món ngon ở Hà Nội nhưng lượng fan của @bachuaviahe phân bổ đều ở cả Hà Nội và Sài Gòn. sống chủ yếu ở Sài Gòn đang là cái tên mà các thương hiệu F&B (mảng thức uống trà sữa) quan tâm như The Coffee House, Gong Cha, Yi Fang, Good Mood,…
Trang Nhím Tròn (@trangnhimtron) – 95.6K followers
Food Blogger Trang Nhím Tròn (tên thật là Đặng Vân Trang) không còn là cái tên xa lạ trong giới Food Blogger Việt Nam. Cô nàng hoạt động chủ yếu trên trang Instagram với tên @trangnhimtron với hơn 95.6K lượt follow với gần 2.000 bài viết review đồ ăn thức uống ở khắp mọi nơi mà cô nàng từng đặt chân qua.
Tài khoản Instagram @trangnhimtron chuyên review những món ăn ngon từ sang chảnh tới bình dân nhưng tập trung vào những món ăn đường phố với mức giá vừa phải. Khi ghé vào trang Instagram của Trang Nhím sẽ thấy những bức ảnh đồ ăn rực rỡ, tràn ngập màu sắc khiến bất kỳ ai cũng phải cồn cào ruột gan. Đây chính là bí kíp Trang Nhím giúp giúp chiến lược Marketing của bạn đạt được hiệu quả hơn đấy nhé các món ăn của nhà hàng bạn sẽ trở nên lung linh hơn qua tay nghề của Trang Nhím đấy nhé.
Mỹ Linh (@nofoodphobia) – 76K followers
Xếp thứ 6 là tài khoản của Mỹ Linh – một cô nàng khá dễ thương với cặp kính cận đặc trưng. Dù được thưởng thức khá nhiều phong cách ẩm thực khác nhau, Mỹ Linh dành nhiều tình cảm nhất cho món ăn đường phố bởi sự đa dạng, gần gũi và ”hợp túi tiền” của mọi người. Food Blogger Mỹ Linh chiếm được đông đảo tình cảm của cộng đồng mạng bởi lời văn gần gũi, hình ảnh được đầu tư chỉnh chu.
Trang @nofoodphobia của cô nàng được theo dõi bởi 76K người cùng danh sách dài những bài review đơn giản, ngắn gọn và đặc biệt là có đầy đủ các thông tin cần thiết như giá cả, địa chỉ và cả những mẹo hay ho. Theo thống kê của Discovery Influencer, khán giả của Mỹ Linh là nữ trẻ tuổi (13-17) sống chủ yếu ở Hà Nội, các thương hiệu nổi tiếng như the Coffee House, Gong Cha,… đã không ngần ngại cho cô nàng vào danh sách Influencer cho chiến dịch Marketing của mình.
Cách để ngành hàng ẩm thực chọn được KOL phù hợp – TIP tổng hợp KOL lĩnh vực ăn uống không thể bỏ qua
Nhà hàng, quán ăn
Yêu cầu đầu tiên của việc quảng bá cho bất kì sản phẩm nào là marketer phải xác định được tập khách hàng hướng đến. Trong Influencer Marketing, việc này giúp lựa chọn ra những KOL có nhóm độc giả khớp với target audience của sản phẩm.
Sử dụng KOL cho mảng nhà hàng ngoài yêu cầu cần tìm được những KOL có nhóm độc giả phù hợp thì còn nhiều yếu tố khác. KOL cần phải xây dựng content thể hiện được phong cách của nhà hàng đó là theo lối bình dân, giá cả hợp lý hay sang trọng đẳng cấp. Design, vị trí nhà hàng, hương vị và nguyên liệu của món ăn cũng phải được thể hiện đầy đủ trong bài review.
Để đáp ứng những yếu tố đó thì nhóm KOL phù hợp phải là người có thẩm mỹ cao như Food Photographer, Food Stylist, Travel blogger, Food Reviewer . Họ chưa chắc là những người nấu ăn chuyên nghiệp nhưng lại có khả năng thể hiện nét đặc trưng của nhà hàng qua hình ảnh, video và truyền tải được vẻ đẹp của món ăn.
Đồ dụng cụ, thiết bị nhà bếp và các nguyên liệu chế biến
Công dụng, tính năng và giá thành là những yếu tố đầu tiên cần nhấn mạnh trong những bài review về đồ dụng cụ bếp. Để thể hiện điều đó, các KOL cần là những người nắm rõ tác dụng của đồ dụng cụ này trong nhà bếp và đối với việc chế biến đồ ăn. Những ứng dụng cùng điểm nổi bật của sản phẩm dưới con mắt của chuyên gia bếp núc sẽ tạo được nhiều niềm tin đối với người tiêu dùng hơn là các food reviewer khác.
Có thể lấy ví dụ điển hình nhất trong mảng này là kênh facebook Esheep Kitchen của đầu bếp Phan Anh với hơn 250k likes. Khi review về những thiết bị cần thiết trong căn bếp của bạn, Phan Anh cùng ekip của mình luôn tỉ mỉ xây dựng content để miêu tả rõ công dụng của thiết bị đối với việc nấu ăn. Là người có kiến thức và nền tảng tốt về ẩm thực, những chia sẻ của cô nhận phản hồi tốt từ nhóm độc giả nữ, từ 24 – 40 tuổi, thích nấu ăn hoặc làm công việc nội trợ. Đó cũng là nhóm đối tượng mục tiêu mà những nhãn hàng về thiết bị đồ bếp theo đuổi.
Tương tự như vậy, đối với nhóm sản phẩm là nguyên liệu chế biến, những người đầu bếp và chuyên gia ẩm thực sẽ có phân tích rõ hơn về thành phần công dụng của sản phẩm.
Helen Lê là người vừa có hành trình đầy tự hào khi được mời tham dự Google Cook Off tại Singapore. Với giấc mơ mang ẩm thực Việt ra thế giới cô đã không ngừng nghiên cứu để khám phá những món ăn ngon, mới lạ.
Dịch vụ liên quan đến ẩm thực
Những sản phẩm khác bao gồm các app về ẩm thực (Loki, Foody….), hoặc là địa điểm du lịch, khách sạn, các tour du lịch ẩm thực địa phương. Đặc điểm của nhóm sản phẩm này là mang tính vui chơi giải trí nhiều hơn về ẩm thực đơn thuần. Nhãn hàng nên kết hợp với những KOL có thể linh động trong xây dựng content, đặc biệt là người không chỉ có tiếng nói trong lĩnh vực ẩm thực mà còn về du lịch, life-style.
Ninh Tito không chỉ là một blogger mà còn là youtube creator với hơn 139k follower về chủ đề food, travel mà còn tụ hợp một nhóm bạn cũng hot không kém anh chàng và thường xuyên cùng nhau trải nghiệm các dịch vụ khắp cả nước. Loạt bài review của anh chàng cùng nhóm bạn vừa qua về khách sạn Premier Village Danang nhận có tương tác rất tích cực từ nhóm độc giả trẻ từ 18 – 25 tuổi, ưa thích tụ tập, du lịch cùng bạn bè.
Bài viết này mang tính chất tham khảo cho tổng hợp KOL lĩnh vực ăn uống. Thực tế để lựa chọn được những KOL phù hợp với đặc tính sản phẩm còn phải xét rất nhiều yếu tố và góc độ khác nhau như khu vực, hành vi người dùng, đặc trưng sản phẩm, nhãn hàng đối thủ.
Xem thêm:
Booking KOL là gì
Dịch vụ chạy ads google tại Huế