Social media marketing là gì? Một trong những hình thức digital marketing mang lại hiệu quả cao, giúp các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô tiếp cận với khách hàng tiềm năng của họ. Thay vì tiếp cân khách hàng trên website hoặc thực tế thì social media marketing chuyên tiếp cận trên các trang mạng xã hội. Để hiểu rõ hơn cũng như xây dựng một chiếc lược marketing trên hình thức này hiệu quả, bài viết này sẽ giới thiệu cho mọi người tham khảo chi tiết
Social Media Marketing là gì?
Social Media Marketing (tiếp thị trên mạng xã hội) có thể hiểu là các hoạt động Marketing được thực hiện trên các kênh social (mạng xã hội) nhằm thu về các hiệu quả nhất định như lượt tương tác với người dùng, gia tăng nhận thức của người dùng về dịch vụ, sản phẩm, đặc biệt là thúc đẩy hành vi mua hàng và sở hữu sản phẩm của người dùng thông qua mạng xã hội.
Các kênh Social Media phổ biến hiện nay có thể kể đến như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, Pinterest… Theo thống kê gần đây nhất, số thành viên gia nhập mạng xã hội Youtube đã đạt khoảng 500 triệu và số thành viên của Facebook đã lên đến hơn 750 triệu – những con số này cho thấy tầm ảnh hưởng to lớn của mạng xã hội đến với người dùng hiện nay, và sự bùng nổ của các kênh xã hội này cũng đã tạo ra thị phần khách hàng tiềm năng, rộng lớn lại “màu mỡ” đa dạng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn khai thác và tiếp cận
Chính vì những lý do này mà các hoạt động Social Media Marketing ra đời như một giải pháp tối ưu hóa khả năng tương tác và tiếp cận người dùng đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Social Media Marketing bao gồm rất nhiều hoạt động đa dạng, khác biệt tùy thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề mà nó tham gia quảng bá.
Các loại hình Social media marketing là gì? Cách thức đo lường ra sao?
Các hình thức Marketing Online trên mạng xã hội có thể được liệt kê vào các loại như sau:
- Social News: Được đánh giá dựa trên lượt đọc tin bài, lượt vote hoặc comment, lượt tiếp cận, lượt view (ứng dụng trên các social media như Digg, Sphinn, Newsvine…)
- Social Sharing: Được đánh giá dựa trên lượt xem, lượt CHIA SẺ (Share) và mức độ lan truyền (viral), ứng dụng trên các social media như Flickr, Snapfish, YouTube…
- Social Networks: Được đánh giá dựa trên khả năng kết nối và chia sẻ cộng đồng (Facebook, LinkedIn, MySpace, Twitter)
- Social Bookmarking: Được đánh giá dựa trên mức độ save, bookmark các nội dung (Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks, Diigo…)
- Microblogging: Các dịch vụ tập trung vào cập nhật ngắn được lập nên cho bất cứ ai đăng ký để nhận thông tin (Ví dụ: Twitter)
- Comments Blog và Forum: Diễn đàn trực tuyến cho phép các thành viên tổ chức các cuộc hội thoại bằng cách gửi tin nhắn. Tuy nhiên loại hình social media này ít phổ biến trong thời gian gần đây
Ứng với mỗi hình thức Social Media Marketing mà chúng ta có cách đo lường khác nhau tùy theo bản chất của từng loại hình. Vì vậy khi lựa chọn hình thức Social Marketing cho các kênh Media của mình, bạn cần cân nhắc kĩ xem hình thức nào sẽ phù hợp và hoạt động tốt nhất khi quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Xem thêm:
Dịch vụ tư vấn chiến lược marketing tại Huế
Dịch Vụ Book TVC Quảng Cáo Ở Hà Nội Uy Tín Chất Lượng
Các lợi ích từ Social Media Marketing là gì
- 67% khách hàng tin vào lời khuyên, và các phản hồi về sản phẩm / dịch vụ.
- 45% người dùng Internet thương xuyên tạo các content online (viết blog, video, comment, slide,…)
- Hơn 1.2 tỉ bài viết trên các blog mỗi ngày.
Nếu tương tác tốt với Social Media Marketing thì cơ hội xuất hiện trước mắt khách hàng sẽ rất lớn. Hiện tại ở Việt Nam các công ty cũng đã bắt đầu chú ý tới, nhưng chưa nhiều. Dể thấy nhất là thông qua facebook – số lượng Ads của các công ty, doanh nghiệp đang ngày một tăng, số lượng các bạn trẻ tận dụng kênh này để buôn bán rất nhiều.
Social media là một công cụ tuyệt vời cho các doanh nghiệp. Social media có thể là một nền tảng cho phép bạn nói chuyện trực tiếp với khách hàng và khách hàng tiềm năng, chia sẻ nội dung, tham gia vào các cuộc trò chuyện, xây dựng niềm tin, tiếp cận nhiều người hơn, tăng phạm vi ảnh hưởng của bạn và cuối cùng hiểu rõ hơn về khách hàng của bạn.
Hãy tưởng tượng bạn sở hữu một cửa hàng quần áo cổ điển. Khách hàng của bạn có thể đã sử dụng Social media để nói về bạn. Họ có thể đang chia sẻ những phát hiện tuyệt vời của họ, xin lời khuyên về sự thay đổi hoặc thậm chí để đăng ảnh của những người nổi tiếng trong trang phục mà bạn đang có.
Khi bạn tham gia các mạng xã hội này, bạn có thể tham gia các cuộc trò chuyện này và bắt đầu những cuộc trò chuyện mới. Có thể bạn sẽ bắt đầu bằng cách chia sẻ ảnh khi bạn nhận được các vật phẩm mới trong kho, và điều này sẽ giúp bạn giữ được tinh thần đỉnh cao. Nó cũng cung cấp cho mọi người một lý do để ghé thăm, một lần nữa và một lần nữa.
Bằng cách này, mạng của bạn có thể phát triển nhanh chóng. Những người đó có thể xem bài đăng của bạn và chia sẻ chúng với các tín đồ thời trang khác, điều này có thể ghi điểm cho bạn những người theo dõi mới và kết nối mới. Đây là những người có thể trở thành khách hàng tiếp theo của bạn.
Phương tiện truyền thông xã hội cũng có thể giúp bạn xây dựng niềm tin với khán giả của mình. Hãy tưởng tượng một khách hàng tiềm năng đang đọc các bài đánh giá, hoặc xem video của những người thực sự, không phải là người mẫu mặc quần áo và nói về quần áo của bạn.
Phương tiện truyền thông xã hội cung cấp một cơ hội cho khách hàng và người hâm mộ của bạn để quảng bá sản phẩm của bạn và khi điều này xảy ra, bạn có được sự tin tưởng. Tại sao? Khi người khác nói rằng bạn tuyệt vời như thế nào, nó mang nhiều trọng lượng hơn. Bạn không quảng bá cho mình, khách hàng của bạn đang làm điều đó cho bạn.
Và, có một lợi ích cuối cùng của phương tiện truyền thông xã hội cho doanh nghiệp của bạn: Bạn có thể tìm hiểu bằng cách xem cách mọi người tương tác với thương hiệu của bạn trực tuyến.
Các nền tảng Social media marketing là gì
Có vô số nền tảng social media được mọi người sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Tuy nhiên, xét về mức độ phổ biến để doanh nghiệp có thể tận dụng nhằm thực hiện các hoạt động marketing, tôi đề xuất 6 nền tảng bao gồm Facebook, Youtube, Linkedin, Instagram, Zalo và Tiktok.
Tìm hiểu thêm về mỗi nền tảng và tham gia để tiếp cận khách hàng tiềm năng của bạn.
Nền tảng social media marketing Facebook
Facebook là trang web social media lớn nhất thế giới với hơn 2,32 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
Nền tảng này có hơn 65 triệu doanh nghiệp sử dụng Facebook Pages và hơn 6 triệu nhà quảng cáo (advertisers) tích cực quảng bá doanh nghiệp của họ.
Tại Việt Nam, số lượng người hoạt động hàng tháng ước tính khoảng 50- 60 triệu. Con số này được ước lượng dựa trên vị trí quảng cáo, các tiêu chí nhắm mục tiêu mà bạn đã chọn, dữ liệu về vị trí, các thông tin về hành vi và nhân khẩu học của người dùng Facebook.
Facebook chứa rất nhiều không gian đem đến sự tự do để bạn có thể xuất bản nội dung dễ dàng. Hầu hết tất cả các định dạng nội dung đều hoạt động tốt trên Facebook từ bài viết văn bản, hình ảnh, video đến video trực tiếp và Stories.
Sử dụng tích hợp càng nhiều định dạng nội dung khác nhau, càng làm khuấy động tâm trí khán giả, khiến họ ở lại lâu hơn với bạn.
Mặc dù thuật toán của Facebook ngày càng ưu tiên cho các tương tác ý nghĩa giữa những người từ gia đình và bạn bè. Nó đã từng gây lên nhiều nỗi lo lắng từ các thương hiệu, doanh nghiệp và người quản lý Facebook Page.
Tuy nhiên, các bản cập nhật của thuật toán Facebook dường như đều mang đến một tín hiệu tốt cho cả người dùng và thương hiệu.
Điều đó có nghĩa là, bạn cần tạo ra nhiều nội dung giá trị để thúc đẩy người dùng thực hiện hành động tương tác và chia sẻ. Khi họ càng chia sẻ, gia đình và bạn bè của họ càng sớm thấy được nội dung của bạn.
Bên cạnh đó, quảng cáo trên Facebook là cách tốt giúp bạn tiếp cận mọi người thông qua nhắm mục tiêu quảng cáo.
Với sự hiểu biết chi tiết về khách hàng, bạn có thể chọn đối tượng dựa trên nhân khẩu học, thiết bị, độ tuổi, sở thích và nhiều đặc điểm khác.
Quảng cáo trên Facebook thông qua nhắm mục tiêu
Trong một thử nghiệm của HubSpot, nội dung được phân phối qua Facebook Messenger có tỷ lệ mở lên tới 80% và tỷ lệ nhấp là 13%; còn email chỉ có tỷ lệ mở là 33% và tỷ lệ nhấp là 2,1%.
Đó không phải mơ hồ, Facebook Messenger và Chatbots rõ ràng là cách để bạn tăng lượng khán giả. Bạn càng sớm học và sử dụng nó, bạn càng có nhiều khả năng được hưởng lợi từ nó.
Youtube _nền tảng Social media marketing là gì?
Youtube không xa lạ với đời sống của những người hoạt động trên internet.
Là nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới, Youtube có hơn 1,9 tỷ người dùng đăng nhập mỗi tháng. Mỗi ngày, mọi người xem hơn một tỷ giờ video và tạo ra hàng tỷ lượt xem.
Để bắt đầu, bạn có thể tạo một kênh Youtube cho thương hiệu của mình và tải video lên. Khán giả sẽ xem, thích, bình luận, chia sẻ video và đăng ký kênh của bạn.
Các tìm kiếm liên quan đến “làm thế nào để / how to” trên YouTube đang tăng 70% mỗi năm; Youtube cũng là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai thế giới (sau Google). Điều đó có nghĩa là, nếu bạn muốn thương hiệu của mình xuất hiện nhiều hơn trên YouTube, bạn cần tìm hiểu về Youtube SEO.
Youtube cũng cho phép bạn thực hiện quảng cáo trên nền tảng để tăng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng. Và, bạn chỉ phải trả tiền khi khán giả thể hiện sự quan tâm đến quảng cáo của bạn.
Nền tảng Social media marketing Linkedin
Linkedin là một mạng xã hội dành cho các chuyên gia; nơi họ chia sẻ nội dung, kết nối với nhau và xây dựng thương hiệu cá nhân của họ.
Hồ sơ người dùng trên Linkedin được thiết kế để trông giống như sơ yếu lý lịch. Nó cực kỳ chi tiết bao gồm các thông tin như kinh nghiệm làm việc, học vấn, kỹ năng, hoạt động tình nguyện, chứng chỉ, giải thưởng và nhiều hơn nữa. Bất cứ ai cần tạo kết nối để thăng tiến trong sự nghiệp thì đều nên có mặt trên Linkedin.
Linkedin cũng đã trở thành một nơi để các doanh nghiệp thiết lập sự lãnh đạo tư tưởng và quyền lực trong ngành của họ và thu hút nhân tài cho công ty của họ.
Người dùng có thể quảng bá bản thân và doanh nghiệp của mình bằng cách kết nối với các chuyên gia khác, tương tác trong các cuộc thảo luận nhóm, đăng quảng cáo, xuất bản bài viết lên Linkedin và hơn thế nữa.
Instagram_nền tảng Social media marketing là gì
Instagram là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh và video trên mạng xã hội. Nó cho phép mọi người chia sẻ các nội dung như ảnh, video, Stories và video trực tiếp.
Tháng 6 năm 2018, Instagram cũng ra mắt ứng dụng mới có tên IGTV, nó được xây dựng chủ yếu cho điện thoại thông minh, vì vậy video có chiều dọc với kích thước toàn màn hình.
Ngoài ra, các video không bị giới hạn trong một phút như Instagram. Thay vào đó, mỗi video có thể dài đến một giờ.
Trên Instagram, bạn có thể chuyển trang cá nhân thành trang kinh doanh để có quyền truy cập vào các tính năng dành cho doanh nghiệp.
Với hiển thị ở định dạng rõ nét và trải nghiệm liền mạch, quảng cáo trên Instagram có thể giúp thương hiệu của bạn đến gần khách hàng hơn.
Nền tảng Social media marketing Zalo
Zalo là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên di động và máy tính, được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Zalo cũng cho phép mọi người cập nhật các dòng trạng thái với nhiều tùy chọn màu sắc chữ, phông chữ và hình nền đa dạng trên trang cá nhân.
Tháng 5 năm 2018, ứng dụng này đã cán mốc 100 triệu người dùng, chủ yếu tài khoản hoạt động ở Việt Nam.
Mọi người ngày càng sử dụng Zalo cho nhiều mục đích liên quan đến công việc và cuộc sống. Bởi vậy, Zalo là tảng thú vị mà bạn nên tham gia để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Mặc dù nền tảng quảng cáo còn khá sơ khai so với các nền tảng quảng cáo lớn trên thế giới như Facebook Ads hay Google Ads nhưng Zalo Ads cũng có thể là một lựa chọn tốt để bạn bắt đầu thử nghiệm và tối ưu hóa.
Làm thế nào để xây dựng chiến lược Social Media Marketing hiệu quả?
Hiểu được Social media marketing là gì cũng như vai trò và hiệu quả của nó đối với các chủ kinh doanh, vậy một chiến lược Social Media Marketing hiệu quả làm như thế nào?
Đặt mục tiêu và KPI cụ thể, rõ ràng:
Phần lớn các chiến dịch Marketing truyền thống nói chung và Marketing trên kênh Social Media nói riêng đều cần có các thông số hoặc chỉ tiêu để đo lường hiệu quả. Vậy, để chiến lược Marketing của bạn có thể diễn ra thành công, cần đặt mục tiêu và KPI cụ thể cho từng chiến dịch, giai đoạn.
Tập trung vào các vấn đề nhất định:
Thay vì đổ tiền vào chiến dịch của mình một cách tràn làn không tính toán, bạn nên tập trung vào những vấn đề cụ thể, những nhóm đối tượng được xác định rõ ràng, hoặc bạn cũng có thể tập trung vào các điểm yếu mà đối thủ cạnh tranh của bạn chưa làm tốt.
Đầu tư vào content sáng tạo, thu hút:
Content (nội dung) đang chiếm dần ưu thế và trở thành linh hồn chính của rất nhiều chiến dịch Social Media Marketing hiện nay. Bởi người tiêu dùng bây giờ luốn tìm kiếm mọi thứ trên Internet và thứ tiếp xúc với họ trước sản phẩm thực tế chính là các content (dạng chữ, video, hình ảnh…). Việc họ có muốn đến xem trực tiếp sản phẩm hay mua hàng hay không cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố này.
Xây dựng cộng đồng người tiêu dùng riêng:
Rất nhiều fanpage lớn trên Facebook hiện nay sử dụng Nhóm kín như một nơi để tập trung và khai thác các khách hàng tiềm năng của họ. (Trên Google Plus cũng có chức năng tạo nhóm riêng tương tự…). Trong các khái niệm chuyên ngành, đây có thể được xem như là cộng đồng riêng của công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Bạn cũng có thể tập trung xây dựng các kênh này để củng cố nguồn sản phẩm cũ, hoặc tiện lợi hon trong ra mắt sản phẩm mới.
Có kế hoạch dài hạn: Một bản kế hoạch / chiến lược Marketing dài hạn và cụ thể, chia theo từng mốc thời gian sẽ giúp cho chiến lược của bạn được theo sát hơn và dễ đạt đến các mục tiêu chung nhất.
Tiepthinoidung mang đến cho doanh nghiệp hiệu quả khi sử dụng dịch vụ Social media marketing là gì?
Dịch vụ Social Marketing của Tiepthinoidung sẽ giúp bạn triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả, đảm bảo được các tiêu chí cần thiết:
- Nội dung chất lượng: nền tảng của bất cứ hình thức marketing nào cũng là content, content ở đây bao gồm cả thông tin, hình ảnh lẫn video. Và Social Marketing cũng không ngoại lệ, trong khi đó người xem ngày càng khó tính và biết chọn lọc, họ sẽ ưu tiên những nội dung chất lượng. Vì thế, để thành công trong Social Marketing trước tiên phải có nội dung chất lượng.
- Mục tiêu cụ thể: Social Marketing quá rộng lớn, do đó để đạt được hiệu quả thì chúng ta cần được đặt ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể trong mỗi chiến dịch. Điển hình như tiếp cận một nhóm khách hàng nào đó, truyền tải thông điệp đến bao nhiêu người,…. Nhiều người làm Social Marketing thường có xu hướng lan man, không tập trung vào mục tiêu dẫn đến sự tốn kém chi phí.
- Tính chính xác của số liệu đo lường: Dịch vụ Social Marketing sẽ đưa ra số liệu thống kê, đo lường từ các chiến dịch. Thông qua số liệu này để kiểm soát, điều chỉnh các chỉ số sao cho chiến dịch hiệu quả nhất. Và bạn cũng dựa vào những số liệu đó để đánh giá chất lượng của dịch vụ.
Đối tượng chính hướng đến của Social Marketing không phải là đơn hàng, khi sử dụng các giải pháp Social Marketing, chúng ta nên xác định kết quả đạt được chính là mạng lưới kết nối với khách hàng tiềm năng, lượt tương tác và tư duy (tích cực) của cộng đồng về thương hiệu hay doanh nghiệp của mình. Để làm được điều này, đòi hỏi cần có những kế hoạch và chiến dịch đúng đắn. Bởi vậy hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi có nhu cầu nhé