SEO Onpage là và những kiến thức cơ bản mọi người cần biết

ưu nhược điểm của GDN

SEO onpage, một trong những yếu tố quan trọng trong Seo và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự xếp hạng web trên Google. Vậy bạn hiểu được bao nhiêu về nó và vai trò với sự sống còn của một website? Những việc mà doanh nghiệp làm để tối ưu hóa SEO onpage là gì? Điểm qua những bí kíp về chiến lược SEO onpage thành công nhé!

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là tập hợp các kỹ thuật tối ưu hóa các trang web riêng lẻ để xếp hạng cao hơn và kiếm được lưu lượng truy cập phù hợp hơn trong các công cụ tìm kiếm. On-page đề cập đến cả Content và mã source code HTML của một trang có thể được tối ưu hóa, trái ngược với SEO Off-page có liên quan đến các backlink và các tín hiệu bên ngoài khác.
Ngược lại với SEO Offpage, SEO Onpage là cách dễ nhất và đem lại hiệu quả nhanh chóng khi bạn có thể kiểm soát 100% kết quả của mình.

Tại sao phải tối ưu SEO Onpage cho bài viết?

Để lên top từ khóa trên bảng kết quả tìm kiếm thì viết content không vẫn chưa đủ, bạn phải đảm bảo bài viết được tối ưu chuẩn SEO onpage, đồng thời kết hợp với một số kỹ thuật offpage.
Ngoài ra viết bài chuẩn SEO onpage ngay từ đầu sẽ giúp bạn kiểm soát nội dung, chất lượng tốt hơn, từ đó dễ dàng tối ưu về sau.
Trên cơ bản, bài viết chuẩn SEO cần đáp ứng những tiêu chí SEO về title, meta description, H1, H2, URL… Những tiêu chí đó sẽ được hướng dẫn và giải thích chi tiết trong checklist 21 yếu tố ảnh hưởng SEO onpage dưới đây.
Lợi ích của seo website

Các yếu tố quan trọng, bắt buộc với Onpage

  • Crawlability: Đảm bảo Bot có thể truy cập được trang để thu thập và đánh chỉ mục
  • Unique: Nội dung duy nhất, độc đáo có giá trị
  • Speed: Tốc độ load trang nhanh 3-5 giây
  • True Targeted Keyword: Lựa chọn từ khóa mục tiêu phù hợp cho nội dung
    Quan trọng
  • Keyword xuất hiện trong các Tag quan trọng như: Title, Description, H1, URL, Anchor text của internal link, ATL của ảnh
  • Liên kết nội bộ trỏ đến những nội dung liên quan
  • Giao diện đáp ứng, tương thích với nhiều thiết bị
  • Dữ liệu có cấu trúc, giàu thông tin (Rich Snippets, Data structured)
  • Nội dung được cập nhật thường xuyên
  • Khá quan trọng
  • Keyword xuất hiện trong: Body content, Bold/Italic,
  • Sử dụng Canonical chính xác
  • Kiểm tra broken link
  • Nội dung thể hiện trực quan sinh động
  • Valide W3C HTML, CSS, Javascript

Kỹ thuật tối ưu SEO Onpage

Thời đại của Penguin 4.0 việc quá hăng hái xây dựng backlink về một trang mà không được tối ưu on-page sẽ không nhận được kết quả như mong đợi, nếu quá đà bạn có thể bị tuýt còi bởi Google Penguin. Để có kết quả SEO tốt thay vì tốn nhiều thời gian xây dựng backlink bạn nên tập trung vào các yếu tố trên trang để tạo kết nối giữa uy tín với Off-page và Onpage phù hợp.
Hãy tưởng tượng ca sỹ có chất giọng tốt và khổ luyện, vấn đề trở nên nổi tiếng chỉ cần một vài cơ hội. Nếu ca sỹ hát không hay bạn có lăng xê kiểu gì cũng không mấy người quan tâm. SEO cũng vậy hãy tập trung để tạo ra những nội dung giá trị thực sự hữu ích với người dùng, cộng đồng sẽ Viral Content giúp bạn.
Dưới đây là chia sẻ kỹ thuật thực hiện SEO On-page với các yếu tố xếp hạng quan trọng nhất.

Xác định từ khóa mục tiêu cho mỗi Page

SEO onpage
Việc đầu tiên là cần phải xác định được từ khóa mục tiêu cho mỗi trang, bạn không làm việc này sẽ lãng phí thời gian và công sức cho các nỗ lực SEO sau này.

Các yếu tố Onpage quan trọng

Những yếu tố cần quan tâm khi tối ưu SEO onpage là gì? Nội dung là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tiến độ và thành công của chiến lược tối ưu hoá onpage. Hãy chắc chắn rằng nội dung các nội dung trên website của bạn có chứa từ khóa mục tiêu phù hợp và có liên quan đến các từ khóa đó. Từ khóa nên được dàn trải đều xuyên suốt bài viết và độ dài bài viết nên nằm ở mức tương đối (trên 600 chữ). Điều này sẽ giúp website thu hút được nhiều lược click chuột cũng như thời gian người dùng ở lại trang cũng sẽ lâu hơn, đây đều là những yếu tố xếp hạng bổ sung trong tối ưu hoá onpage.

1. Tối ưu điều hướng

Điều hướng tốt giúp người dùng và search engine dễ dàng tìm đến các trang thông tin trên trang của bạn, tăng thời gian onsite
Các vùng điều hướng của site qua: Menu, Side bar, Breadcrumb, Footer
Để có cấu trúc điều hướng tốt cho người dùng và công cụ tìm kiếm mời bạn tham khảo bài viết: Cấu trúc website tốt nền tảng để SEO thành công

2. Title

Title tags: Thẻ tiêu đề của trang, thường được sử dụng trên trang kết quả của tìm kiếm (SERPs) hiển thị trong các đoạn preview, rất quan trọng đối với SEO và người dùng, bởi đây là thông tin bạn cung cấp cho người tìm kiếm.
Lưu ý về thẻ Title:

  • Mô tả thông tin quan trọng nhất của trang
  • Chứa từ khóa ngay phần đầu của thẻ
  • Nội dung duy nhất, không trùng lặp cho từng page
  • Độ dài từ 35 – 65 ký tự (không để quá ngắn hoặc quá dài)
  • Nội dung thẻ Title xuất hiện trên Tab của trình duyệt và trong code HTML:

<title>Quay phim giới thiệu sản phẩm xem phim ca nhạc là dịch vụ như thế nào</title>

3. Description

Meta Descriptions là thuộc tính HTML cung cấp lời mô tả ngắn ngọn về nội dung của trang web. Meta description được sử dụng trong các kết quả tìm kiếm hiển thị preview cho trang web, tương tự như Title tag, là 2 thông tin quan trọng quyết định khách tìm kiếm có đến trang web của bạn không.
Thông tin thẻ Description thể hiện như hình phía trên của Title tag.
Một số lưu ý về Description

  • Mô tả ngắn gọn nội dung trang web của bạn
  • Mô tả duy nhất, không trùng lặp cho từng trang
  • Độ dài khuyến nghị từ 100-155 ký tự
  • Đặt từ khóa chính ngay phần đầu của thẻ mô tả

Lợi ích của seo website

4. Keyword tag

Chúng ta có nghe Google không sử dụng yếu tố Meta Keyword trong xếp hạng do bị lạm dụng và nhồi nhét từ khóa quá nhiều, nhưng theo tôi khuyên bạn vẫn nên sử dụng Meta keyword một cách hợp lý khai báo 1 từ khóa mục tiêu 3-5 biến thể của từ khóa phù hợp với nội dung vẫn có giá trị với SEO.

5. Heading tags

Các thẻ Heading là yếu tố xếp hạng rất quan trong với SEO đặc biệt là thẻ H1, các thẻ H2 thể hiện nội dung có phân cấp và có cấu trúc rõ ràng thân thiện và dễ hiểu hơn với Search Engine
H1: thường có nội dung tương tự thẻ Title, có chứa từ khóa ngay phía đầu và chỉ sử dụng duy nhất 1 thẻ H1 cho mỗi trang
H2: nội dung tổ chức thành các mục và mỗi thẻ H2 thể hiện những điểm chính của từng đoạn trong bài viết, H2 có chứa từ khóa 1 lần, và chứa các biến thể của từ khóa.
H3: Tương tự như H3 nếu nội dung phân cấp H2 có nhiều mục con

6. Image – Tối ưu hình ảnh

Công cụ tìm kiếm không hiểu thông tin hình ảnh vì thế bạn cần tối ưu hóa hình ảnh
Hình ảnh liên quan rất quan trọng trong SEO
1 hình ảnh ấn tượng có thể có giá trị hơn 1000 lời nói vì vậy hình ảnh rất quan trọng trong nội dung của bạn và mỗi nội dung nên có ít nhất 3 hình ảnh, đặt ở ngữ cảnh nội dung liên quan để thể hiện rõ hơn về thông tin bạn muốn truyền tới tới người đọc.
Tối ưu hình ảnh trước khi upload: Resize, Compression

  • Chọn định dạng file: GIF, JPG, PNG
  • Sử dụng tên ảnh, thuộc tính ATL, để mô tả ảnh
  • Đặt tên không dấu phân tách các từ bởi ký tự gạch ngang ví dụ: vi-tri-dat-tu-khoa-seo-onpage.png
  • Dung lượng không nên quá 100K cho ảnh lớn, 50K cho ảnh trung bình, 30K cho ảnh nhỏ
  • Đặt ảnh ở các vùng text có nội dung liên quan tới hình ảnh

7. Anchor text

Anchor text là gì? Đây là đoạn văn bản đặt trong siêu liên kết dẫn link sang một trang nội dung khác, thường sử dụng text màu xanh và gạch chân.
Nếu 2 liên kết trong một bài viết cùng dẫn tới một URL thì chỉ liên kết đầu tiên được tính bởi Google, vì thế bạn hãy lưu ý không nên dùng quá 2 anchor text để dẫn tới cùng 1 URL.
Trên một bài viết có thể dẫn nhiều anchor text theo từng mục trong nội dung và lưu ý dẫn trong ngữ cảnh tới các nội dung liên quan, đặt các từ khóa trong anchor text phù hợp với nội dung của trang đích được dẫn link

8. Internal link

Liên kết nội bộ là các siêu liên kết trỏ tới các trang khác trong cùng domain của site
Liên kết nội bộ hữu ích nhất cho việc thiết lập kiến trúc trang web và quảng bá liên kết có nội dung chất lượng.
Nếu liên kết nội bộ được tối ưu hóa tốt thì bạn có thể giữ khách truy cập lâu hơn trên website. Sẽ giảm được tỷ lệ thoát (Bounce Rate).
Nếu trang trang web của bạn phong phú với đầy đủ các nội dung, sau đó bạn nên đặt tối thiểu 3 và tối đa 10 liên kết nội bộ trong một trang tùy thuộc độ dài của nội dung. Nhưng điều quan trọng là dẫn theo ngữ cảnh tới các trang liên quan.
Hãy cẩn thận không liên kết tới một trang quá hai lần vì Google chỉ tính đầu tiên, vì vậy điều thứ hai là lãng phí.

  • Liên kết nội bộ theo ngữ cảnh một cách tự nhiên trong nội dung bài viết sẽ có giá trị tốt hơn các vùng điều hướng và tránh được các hình phạt của Google, lưu ý không nhồi nhét mật độ anchor text quá dày dễ bị quy vào SPAM.
  • Liên kết đặt phía đầu nội dung có giá trị hơn các liên kết sau
  • Liên kết anchor text tốt hơn đặt trong hình ảnh

SEO onpage

9. Cấu trúc URL

URL thân thiện với người dùng và có chứa từ khóa
Độ dài không quá 75 ký tự
URL viết thường không dấu, không chứa các ký tự đặc biệt
Không dùng nhiều quá 3 subfolder
Ví dụ cấu trúc URL tốt: https://achaumedia.vn/dich-vu-quay-phim-doanh-nghiep-cho-cong-ty-bao-hiem.html/

10. Làm nổi bật các phần text quan trọng

Việc làm nổi bật những cụm từ quan trọng trong bài viết giúp độc giả tập trung chú ý hơn tới những nội dung đó và giúp độc giả nắm bắt những thông tin chính của bài tốt hơn, tương tự như thế đối với các công cụ tìm kiếm.
Sử dụng các thẻ sau trong khi soạn thảo nội dung:

  • Sử dụng các thẻ H1, H2, H3
  • Sử dụng Anchor text
  • Sử dụng keyword trong các thẻ Bold, Strong (B), In nghiêng (I), gạch chân (U)

11. SEO On-page Checklist

Danh sách các yếu tố SEO cần kiểm tra sau khi thực hiện SEO onpage, check lại thủ công và dùng các công cụ hỗ trợ check Onpage như SEO Quake, Moz Bar

Vị trí đặt từ khóa

  • Từ khóa xuất hiện ở TITLE
  • Xuất hiện ở URL
  • Xuất hiện ở thẻ mô tả Description
  • Xuất hiện trong thẻ H1
  • Xuất hiện ở đoạn đầu tiên của nội dung
  • Xuất hiện trong thuộc tính ALT của ảnh, trong tên ảnh
  • Xuất hiện trong Body
  • Xuất hiện trong các heading H2, H3 (sử dụng từ khóa phụ, biến thể từ khóa)
  • Phân bổ đoạn đầu, giữa và cuối trang
  • Xuất hiện trong thẻ B, U, I
  • Xuất hiện trong Internal, External link

Mật độ từ khóa

Chiếm khoảng 1,5-2% (words count)

Xây dựng liên kết ra ngoài trang (Outbound link)

SEO Onpage

  • Dẫn link sang các bài liên quan theo ngữ cảnh
  • Dẫn link ra ngoài tới các nguồn tham khảo tin cậy và có chỉ số DA, PA cao tăng niềm tin với các công cụ tìm kiếm
  • Số lượng liên kết ra ngoài khoảng 2-3 link cho mỗi bài viết, nên để Nofollow

Tích hợp các nút chia sẻ lên mạng xã hội

Như phần đầu bài viết đã trình bày, tương tác của mạng xã hội cũng là một yếu tố xếp hạng, vì vậy bạn nên tích hợp các Plug-in cho các mạng xã hội để người đọc dễ dàng chia sẻ bài viết của bạn.
Tích hợp các nút chia sẻ lên các mạng xã hội như

  • Facebook
  • G+
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest
  • Post bài viết lên các trang
  • Google Site
  • Blog Spot

Các yếu tố SEO Onpage khác

Dữ liệu có cấu trúc – Schema.org đánh dấu các vùng giàu thông tin của nội dung làm tăng tỷ lệ chuyển click từ tìm kiếm đến trang web của bạn.
Sử dụng các thẻ mô tả thông tin của nội dung được cung cấp bởi các bên thứ 3 hỗ trợ chia sẻ lên các trang MXH lớn như:

  • Open Graph của Facebook
  • Twiter Card
  • AMP – tăng tốc độ load trang web trong kết quả tìm kiếm của google
  • Robots.txt file khai báo các tài nguyên cho phép hoặc chặn các bot truy cập
  • User-agent: * (cho phép bot truy cập toàn site)
  • Disallow: /bin/ (Hạn chế không cho BOT truy cập thư mục BIN)
  • sitemap.xml hỗ trợ bot thu thập và đánh chỉ mục dễ hơn với các URL được liệt kê trong file sitemapx

Kiểm tra các lỗi server HTTP status

  • 404: Kiểm tra các lỗi 404, tạo các trang bắt lỗi 404 để giữ chân khách hàng sang các trang khác
  • 500: Kiểm tra và khắc phục các lỗi từ server gây khó khăn cho người dùng và bot đánh chỉ mục nội dung trang web.

Những yếu tố mà chúng tôi đã đề cập ở trên về SEO Onpage ít nhiều đều có ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và đều được công nhận là những tiêu chí hàng đầu để Google đánh giá một website. Làm sao cho những người truy cập trang web nhận được thông tin cần thiết mà họ mong muốn một cách dễ dàng, đơn giản từ những “dịch vụ” mà website có thể cung cấp đang trở thành một trong những xu hướng dẫn dầu trong ngành SEO.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *