Bạn đã từng nghe đến SEO chưa? Công việc của SEO là gì? Những công việc mà SEOer phải làm liệu có khó không? Để giải đáp được thắc mắc trên, hãy cùng tìm hiểu về những công việc của SEOer phải làm là gì nhé!
Trước khi tìm hiểu về việc làm của SEOer có khó không, cùng tìm hiểu định nghĩa và quy trình về SEO là gì?
SEO là gì? SEO là viết tắt của Search Engine Optimization, là cách thực hành tăng số lượng và chất lượng khách truy cập vào một trang web bằng cách cải thiện thứ hạng trong kết quả của công cụ tìm kiếm nhờ thuật toán.
Nghiên cứu cho thấy các trang web trên trang đầu tiên của Google nhận được tới 95% số lần nhấp và các nghiên cứu cho thấy kết quả xuất hiện cao hơn trang sẽ nhận được tỷ lệ nhấp tăng và lưu lượng truy cập nhiều hơn.
Khi tiến hành seo, với nhiều loại hình thực hiện khách nhau: seo từ khoá, seo tổng thể, seo hình ảnh, seo app, seo social,… tuỳ vào đối tượng mà chọn lựa hình thức sao cho tối ưu nhất.
Xem thêm: Dịch vụ viết bài content tại khu vực các tỉnh miền Nam chất lượng
Quy trình cơ bản của seo là gì
Thông thường quy trình SEO cơ bản bao gồm 6 bước:
Bước 1: Nghiên cứu từ khoá (Tìm kiếm và phân tích từ khoá)
Bước 2: Kiểm tra, phân tích và đánh giá website.
Bước 3: Tạo nội dung cho website.
Bước 4: Tối ưu onpage cho website.
Bước 5: Xây dựng các liên kết.
Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đánh giá và duy trì các công việc đang thực hiện.
SEOer là gì?
SEOer là gì được định nghĩa là một người thực hiện công việc SEO web (tối ưu hóa Website) cho Khách Hàng để trang web của Khách Hàng luôn nằm trên Top đầu của các công cụ tìm kiếm như: Google – Bing – Yahoo.
Xem thêm: SEO là gì?
SEO tổng thể là gì?
Làm SEOer có khó hay không tùy thuộc vào khả năng từng người, vậy SEOer cần những tố chất gì?
Seo đang là một công việc, một dịch vụ chiếm được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng hiện nay. Nhờ những ưu điểm vượt trội của dịch vụ seo mà nó ngày càng trở nên nổi tiếng và tạo dựng được thương hiệu của mình trong lĩnh vực kinh doanh. Chính vì thế mà ngày càng có nhiều người theo học lĩnh vực marketing và tìm hiểu các kiến thức về seo để trở thành một seoer. Vậy những tố chất nào cần thiết cho một seoer?
Trang bị các kiến thức cơ bản và trau dồi vốn Tiếng Anh
Không chỉ riêng về seo mà bất cứ một công việc, một lĩnh vực nào cũng đòi hỏi những kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên môn. Điều này không có nghĩa là không có kiến thức về lĩnh vực này thì sẽ không bao giờ trở thành một seoer được, mà nếu như trở thành một seoer, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khác nhau, và nếu như bạn có kiến thức về lĩnh vực này, đó sẽ là một lợi thế không nhỏ dành cho bạn so với những người khác. Để làm một seoer thì sẽ không có quá nhiều trắc trở, nhưng để trở thành một seoer giỏi, chuyên nghiệp với mức lương đáng mơ ước thì đó lại là một câu chuyện khác. Chính vì thế mà bạn sẽ cần phải bổ sung, học hỏi những kiến thức tại các khoa đào tạo hay tại các trung tâm để hỗ trợ cho công việc seo.
Trong thời đại đất nước ta đang trong quá trình hội nhập hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới thì nếu như bạn chỉ biết mỗi một ngôn ngữ đó là tiếng Việt thôi thì bạn sẽ gặp rất nhiều thiệt thòi trong các công việc khác không chỉ công việc seo. Hơn nữa, tiếng Anh lại là ngôn ngữ phổ biến nhất trên toàn thế giới, hầu hết các văn bản, quy định, tín tức đều được viết bằng tiếng Anh, do vậy, bạn sẽ cần phải trau dồi vốn tiếng Anh để không bỏ lỡ những kiến thức đó. Và việc trau dồi này sẽ bao gồm việc bạn phải rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết sao cho thành thạo nhất để có thêm nhiều cơ hội trong công việc cũng như giao tiếp với các đồng nghiệp, bạn bè trên khắp thế giới một cách dễ dàng, chủ động hơn.
Phải có lòng đam mê, tình yêu với nghề và rèn luyện và phát huy các đức tính tốt
Cũng giống như việc trang bị các kiến thức, lòng đam mê và tình yêu với nghề sẽ đóng một vai trò mấu chốt trong mọi công việc. Chúng sẽ tạo cho bạn một động lực to lớn để phấn đấu và vươn lên trong sự nghiệp hơn. Mục tiêu của bạn sẽ không chỉ dừng lại ở việc kiếm tiền mà sẽ còn vươn lên cao hơn ở việc tích lũy kiến thức, phát triển bản thân. Chúng ta đã biết đến câu nói: “ Nếu như bạn chọn được một công việc mình yêu thích, thì cả đời này bạn sẽ không phải làm việc.”
Những đức tính tốt nếu như được rèn luyện sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn sau này. Chúng ta phải kể đến những khả năng trời phú như độ thông minh, nhạy bén có thể tiếp thu kiến thức một cách tối đa trong khoảng thời gian ngắn nhất. Ngoài ra, sự thông minh, nhạy bén vừa giúp bạn vạch ra được những chiến lược sáng suốt, vừa giúp bạn dễ dàng xử lý, đối phó với các tình huống xảy ra. Ngoài ra, bạn cần phải quản lý thời gian một cách hợp lý. Việc này có ảnh hưởng quan trọng trực tiếp đến cuộc sống của bạn. Và việc sắp xếp thời gian không hợp lý có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe hoặc hiệu quả công việc của bạn. Hơn nữa, nếu như bạn cần cù và chịu khó, và kiên nhẫn, chắc chắn thành công sẽ đến với bạn.
Tích lũy kinh nghiệm
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng đó là kinh nghiệm. Kinh nghiệm sẽ được tích lũy từ quá trình làm việc. Kinh nghiệm sẽ giúp cho ta có thể xử lý tình huống xảy ra một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn mà không phải bỡ ngỡ giống như lần đầu gặp, hay là hoàn thành công việc một cách nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, với những người mới bước chân vào seo, kinh nghiệm của họ có thể sẽ được tích lũy từ các kiến thức trong quá trình học tập, hoặc tham gia vào các khóa học để có những trải nghiệm thật hơn.
Xem thêm: Google Ads hay SEO?
Mục đích của việc làm SEOer là gì? Liệu có khó không?
Khi SEO hiệu quả, thứ hạng web ở vị trí top, thì cơ hội trang web xuất hiện trước đối tượng khách hàng tiềm năng cao hơn, thu hút nhiều lượt xem, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng, giúp quảng bá thương hiệu đồng thời nâng cao doanh số.
Ngày nay, làm SEO dần trở thành một nhu cầu cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công trong chiến lược Online Marketing. Mục đích làm SEO cũng chính là phục vụ cho việc phát triển thương hiệu, kinh doanh. Tăng cường lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh thương mại trong thời đại Internet phát triển bùng nổ.
Mọi người đang tìm kiếm hằng ngày và hầu hết chỉ nhìn vào trang kết quả đầu tiên. Vì thế nếu như một khách hàng đang đi tìm sản phẩm của bạn, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai, sẽ ít có khả năng khách hàng ghé thăm trang web của bạn. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng.
Google sử dụng rất nhiều tiêu chí để quyết định thứ hạng các trang web trong kết quả tìm kiếm và những thuật toán của nó luôn là một bí mật lớn. Những yếu tố này có thể được sắp xếp thành 2 nhóm: những yếu tố bên trong website (nội dung, cấu trúc) và những yếu tố bên ngoài website (blacklink, traffic).
Công việc cụ thể mà SEOer phải làm, có khó hay không?
Seo đang là một công việc chiếm được nhiều sự quan tâm của mọi người hiện nay. Dịch vụ seo mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều những lợi ích tuyệt vời mà chúng ta không thể không khen ngợi. Và để có thể thực hiện được mục tiêu đó, đằng sau những kết quả tuyệt vời ấy thì những người làm seo sẽ phải làm những công việc gì là điều mà ít người quan tâm hay biết đến. Hiểu biết về các công việc của một seoer sẽ mang đến cho bạn một góc nhìn hoàn thiện hơn về lĩnh vực này.
Tìm hiểu kỹ càng về lĩnh vực chuẩn bị làm SEO
Khác với một số công việc khác, seo không đòi hỏi về mặt ngoại hình hay học vấn cao, tất cả những gì mà một seoer cần có đó là biết và sử dụng thành thạo máy vi tính được kết nối mạng. Về kiến thức seo, nếu như bạn không học ngành marketing thì bạn có thể tham gia vào các khóa học đào tạo tại một số trung tâm uy tín hiện nay để tích lũy những kiến thức cần thiết cho công việc này. Và một seoer sẽ cần phải làm rất nhiều công việc khác nhau.
Bất cứ công việc này cũng đòi hỏi bạn phải trang bị những kiến thức đầy đủ. Và công việc seo này cũng vậy, để có thể viết được một bài viết chuẩn seo cũng như có thể viết được một nội dung chất lượng thì việc tìm hiểu về lĩnh vực mà bạn chuẩn bị viết về là một điều hết sức cần thiết. Khi bạn đã nắm vững những kiến thức về lĩnh vực đó rồi, bạn mới có thể xác định được những nhu cầu, tâm lý của khách hàng rồi mới có thể tiến đến các bước tiếp theo của seo.
Phân tích website của doanh nghiệp và xác định những đối thủ cạnh tranh hàng đầu
Chúng ta đều biết rằng một sản phẩm hiện nay có thể có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất và kinh doanh sản phẩm đó. Bởi vậy, mức độ cạnh tranh sẽ được đẩy lên mức cao. Chính vì thế nếu như bạn nắm được những yếu tố cơ bản của đối thủ như những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như đánh giá khách quan được bản thân, bạn sẽ vạch ra được một lối đi, một chiến thuật đúng đắn, sáng suốt nhất. Người xưa có câu “ Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” quả là đúng với mọi công việc.
Lập ra kế hoạch và tìm kiếm, lựa chọn các từ khóa
Khi đã thực hiện xong hai bước bên trên thì bước tiếp theo mà bạn cần làm đó là vạch ra một kế hoạch hoàn chỉnh. Lúc này, bạn đã có những thông tin cơ bản về đối thủ cạnh tranh cũng như trạng thái của bản thân, đây sẽ là lúc mà bạn khắc phục những điểm yếu đó và phát triển những điểm mạnh của mình và tận dụng những điểm yếu của đối thủ. Từ việc tìm hiểu về lĩnh vực làm seo, đến phân tích tâm lý người tiêu dùng, bạn sẽ có thể lựa chọn ra những từ khóa quan trọng và phổ biến nhất và tạo nên một list từ khóa hỗ trợ cho công việc sau này.
Cải thiện nội dung và tối ưu hóa website
Nội dung chính là linh hồn của website. Một nội dung sẽ được đánh giá rất cao cũng như dễ dàng chiếm được cảm tình của khách hàng nếu như nội dung đó phù hợp và đáp ứng được những yêu cầu, nguyện vọng mà khách hàng đề ra. Ngoài ra, phần thiết kế của website cũng rất quan trọng bởi vì nó sẽ là ấn tượng đầu tiên của khách hàng khi truy cập website của bạn. Ngoài ra, cấu trúc của website cũng phải được tối ưu hóa để trở nên thân thiện với Google hơn, và từ đó có thể dễ dàng lọt vào top các kết quả tìm kiếm được trả về.
Xây dựng hệ thống backlink và kiểm tra từ khóa thường xuyên
Backlink là một phần vô cùng quan trọng trong công việc seo. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống backlink an toàn, hiệu quả sẽ giúp cải thiện lượng truy cập cho website của bạn. Việc xây dựng backlink sẽ cần một kế hoạch cụ thể và quá trình xây dựng tỉ mỉ để hạn tránh mang đến cho khách hàng sự khó chịu cũng như không bị Google đánh dấu là spam. Ngoài ra, việc kiểm tra từ khóa hàng ngày, hàng tuần cũng cần thiết để kịp thời xử lý với những biến động bất thường.
Để trả lời việc làm SEOer có khó không, hãy cùng tìm hiểu một số thuật ngữ mà SEOer cần nhớ!
1. Chỉ mục
– Google lưu trữ tất cả các trang web đã biết trong một chỉ mục riêng. Mục nhập chỉ mục cho mỗi trang mô tả nội dung và vị trí (URL) của trang đó. Lập chỉ mục là khi Google tìm nạp, đọc và thêm một trang vào chỉ mục: Google đã lập chỉ mục một số trang trên trang web của tôi hôm nay.
2. Thu thập dữ liệu
– Quá trình tìm kiếm các trang web mới hoặc cập nhật. Google phát hiện ra các URL bằng cách theo liên kết, đọc sơ đồ trang web và nhiều cách khác. Google thu thập dữ liệu web, tìm kiếm các trang mới rồi lập chỉ mục các trang đó (khi thích hợp).
3. Trình thu thập dữ liệu
– Phần mềm tự động thu thập dữ liệu (tìm nạp) các trang trên web và lập chỉ mục các trang đó
4. Googlebot
– Tên gọi chung của trình thu thập dữ liệu của Google. Googlebot thu thập dữ liệu web liên tục.
5. SEO
– Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm: quá trình cải thiện trang web của bạn cho các công cụ tìm kiếm. SEO cũng là chức danh của một người làm nghề này: Chúng tôi vừa thuê một SEO mới để cải thiện sự hiện diện của mình trên web.
6. Backlink
Còn được gọi với các thuật ngữ như incoming link, inbound link, inlink, và inward link, là những liên kết hướng tới website hoặc trang web (web page). Trong thuật ngữ link cơ bản, backlink là mọi link được nhận từ các website như trang web (web page), thư mục (directory), website hoặc tên miền ở mức cao nhất (top level domain) từ những web khác nhau.
Backlink ban đầu có vai trò quan trọng (trước khi sự xuất hiện của công cụ tìm kiếm) như là biện pháp chính để điều hướng website, giờ đây thì nó rất có ý nghĩa trong SEO. Số lượng backlink thì một trong những yếu tố phổ biến và quan trọng đối với một website hoặc trang web.
7. CTR – Click through Rate
Là tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo. Trong tất cả các hình thức quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo qua công cụ tìm kiếm Google Adwords hiện có CTR cao nhất (trung bình khoảng 5%, cao có thể lên tới 50%), hình thức quảng cáo banner có CTR thấp, thậm chí chỉ đạt dc 0.01%.
8. CPA – Cost Per Action
CPA Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi điện/hay gửi email… sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo.
9. CPC – Cost Per Click
CPC Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. CPC đang là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến.
10. CPM – Cost Per Mile (Thousand Impressions)
CPM Là hình thức tính chi phí dựa trên 1000 lần hiển thị của quảng cáo.
11. CPD – Cost Per Duration
CPD Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên thời gian đăng quảng cáo (1 ngày, 1 tuần, 1 tháng&hellip. Hiện hình thức này chỉ còn tồn tại ở Việt Nam, các nước có ngành quảng cáo trực tuyến phát triển đã bỏ hình thức này từ rất lâu.
12. Contexual Advertising
Contextual Advertising là hình thức hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung của trang web, hoặc dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng.
13. Click Fraud – Fraud Click
Click Fraud hay Fraud Click là những click gian lận có chủ ý xấu nhằm làm thiệt hại cho các nhà quảng cáo hoặc mang lại lợi ích không chính đáng cho người click. Fraud Click là một vấn nạn tại Việt Nam, chủ đề này thậm chí đã được BBC nhắc tới trong một bài viết nói về quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.
14. Content Networks
thuật ngữ nói đến hệ thống các trang web tham gia vào mạng quảng cáo Google Adsense nhằm mục tiêu tạo thu nhập khi đặt các quảng cáo của Google. Các Advertiser cũng có thể lựa chọn quảng cáo của mình xuất hiện trên Content Networks khi sử dụng hình thức quảng cáo Google Adwords.
Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp các bạn có thể giải đáp thắc mắc được rằng: Liệu làm SEOer có khó hay không? Hãy tìm cho mình một hướng đi và quyết định đúng đắn phù hợp với bản thân nhé!