Đánh giá ưu nhược điểm của GDN

ưu nhược điểm của GDN

GDN là gì? Bạn đã biết gì về GDN? Những ưu – nhược điểm của GDN là gì? Hãy cùng Tiepthinoidung tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết này nhé!

Trước khi đánh giá ưu – nhược điểm của GDN, hãy tìm hiểu GDN là gì? 

Google display network là lựa chọn tuyệt vời cho mọi ngành hàng và dịch vụ. Là phương thức quảng cáo trên google thông qua việc sử dụng các banner, các văn bản để quảng bá cho thương hiệu, sản phẩm của công ty, doanh nghiệp của mình trên nhiều các website khác nhau được đăng kí với Google Adsense như Youtube, Zing, 24h.com.vn, Gmail, Blogger,…

ưu nhược điểm của GDN

Quảng cáo banner google hay còn gọi là quảng cáo GDN (Google Display Network) là một hệ thống mạng quảng cáo hiển thị banner trên các trang web thuộc chương trình đối tác Google Adsense. Bạn có thể tự tạo quảng cáo nhắm mục tiêu đến đối tượng theo chiến dịch quảng cáo của bạn.

Để có một bộ ảnh quảng cáo GDN, bạn có thể sử dụng hai bộ ảnh sau:

  • Bộ ảnh thiết kế miễn phí từ Google.
  • Bộ ảnh thiết kế riêng.

Google Adwords (google ads) có hai hệ thống quảng cáo khác nhau là Search và Display. Bạn cần phân biệt giữa Google search network và display network.

Google Search Network là dạng quảng cáo trả phí trực tuyến phổ biến nhất, đặt ads ở vị trí “đắc địa” của Google. Người dùng có thể dễ dàng nhìn thấy bạn khi họ tìm kiếm từ khóa. Trang quảng cáo của bạn sẽ hiển thị dưới kết quả tìm kiếm organic. Đồng thời có thêm ít nội dung CTA so với kết quả tìm kiếm organic thông thường khác.

Tuy nhiên, Google Display Network (GDN) thì thụ động hơn. GDN chèn ads vào những website được tuyển chọn kỹ lưỡng. Người dùng có thể thấy khi mua sắm, truy cập hay đọc tin tức. Google ads dạng này nghiêng về hình ảnh, banner, media và một số câu từ lôi cuốn thu hút.

Phương thức hoạt động của GDN là gì? 

gdn

  • Quảng cáo theo ngữ cảnh

Đây là thủ thuật dựa trên từ khóa hoặc chủ đề mà bạn đã chọn. Nhằm để tăng cơ hội hiển thị ads trên website, app và trang web có nội dung liên quan. Google luôn không ngừng phân tích chủ thể chính của các website đăng quảng cáo.
Dựa trên nội dung, ngôn ngữ, cấu trúc liên kết và cấu trúc trang. Nếu từ khóa hay chủ đề của bạn trùng với chủ thể của website thì Google ads sẽ chọn website đó đăng quảng cáo của bạn.

  • Chọn chính xác website

Với Placement targeting, bạn có thể chọn website, video và app từ hệ thống website của Google Display Network. Để hiển thị quảng cáo chứ Google sẽ không tự động chọn website cho bạn như từ khóa hay chủ đề.

Các định dạng hiển thị của GDN gồm những gì? 

Nhiều người thường hiểu lầm rằng GDN chỉ hiển thị ads hình ảnh. Nhưng thực tế GDN sẽ cho bạn nhiều lựa chọn định dạng, kích thước với ads chữ, số liệu, hình ảnh, media và video.

  • Ads chữ – GDN có thể chạy ads chữ giống như search. Ads chữ bao gồm tiêu đề và hai nội dung, đồng thời cho phép nhà quảng cáo viết nhiều loại nội dung mà trong đó copy tạo ra nhiều click nhất.
  • Nếu là Ads hình ảnh – Hình ảnh số liệu sẽ phủ kín kích thước ad trên website hiển thị. Bạn có thể thêm hình ảnh khách hàng, bố cục và màu nền trên hình ảnh ads.
  • Trường hợp Ads media – Các thành phần có thể tương tác, hoạt họa hoặc ads thay đổi tùy theo đối tượng và cách họ tương tác với ads. Chẳng hạn carousel chuyển động hàng loạt sản phẩm.
  • Đối với Ads video trở nên phổ biến khi Youtube có mặt trong Display Network. Bạn có thể dùng AdWords để đặt ads cạnh video Youtube.

Để hiểu rõ hơn về ưu điểm cũng như nhược điểm của GDN, hãy tìm hiểu những lí do nên dùng GDN là gì?

Đi đến đây có lẽ bạn đã phần nào hiểu được GDN là gì và hoạt động như thế nào. Giờ tôi sẽ phân tích lý do tại sao bạn nên chọn Google Display Network . Lợi ích nổi bật của GDN đối với doanh nghiệp bao gồm:

ưu nhược điểm của GDN

1. Tiếp cận người dùng

Lợi thế rõ ràng nhất của GDN là độ bao phủ rộng. Với hơn 2 triệu website đăng ký GDN, ads của bạn sẽ có cơ hội xuất hiện & click vào nhiều hơn.

Trong khi dùng Google ads thông thường, ads chỉ hiển thị khi người dùng truy cập vào Google và gõ tìm từ khóa nào đó. Nếu bạn dùng GDN thì người dùng sẽ thấy ads của bạn kể cả khi họ không tìm kiếm bằng Google. Đây là lợi thế cực kỳ lớn vì sẽ có nhiều người nhìn thấy ads của bạn hơn.

2. Giảm bớt chi phí CPC

So với Google search thì CPC trên Google Display Network thường rẻ hơn. Nghĩa là bạn vẫn nhắm vào khách hàng tiềm năng mà không phải tốn số tiền khổng lồ. GDN là lựa chọn thay thế tuyệt vời dành cho những bạn muốn tiết kiệm ngân sách.

3. Nhiều mức giá để chọn lựa

PPC (Pay-per-click) là cách trả phí quen thuộc nhất khi advertiser phải trả phí cho mỗi lượt click. Nhưng với Google Display Network thì bạn có thể đổi qua CPM (cost per mile). CPM có thể sẽ có lợi hơn cho nhà quảng cáo vì chi phí này dựa trên mỗi lần 1000 view thay vì mỗi lần click. Đây là cách tối ưu để tiết kiệm chi phí và tăng ROI bằng ads hiệu quả.

4. Ads hình ảnh

Không như ads search thông thường toàn là chữ, với GDN bạn có thể dùng hình ảnh mang tính tương tác cao. Không chỉ vậy, bạn còn có thể chọn ảnh động để ads hiệu quả hơn. Khi đặt ở đúng website, ad hình ảnh sẽ giúp tăng đáng kể CTR và conversion cao hơn so với các ads có dạng chữ đơn thuần.

5. Remarketing Ads

Một trong những tính năng mạnh nhất của GDN là quảng cáo bám đuôi hay còn gọi là remarketing ads.

Nếu bạn chưa bao giờ dùng thủ thuật này trước đây thì bạn đã bỏ lỡ mất cơ hội không chỉ khiến khách hàng chuyển đổi mà còn cực kỳ tiết kiệm chi phí. Giả sử người dùng truy cập vào website của bạn thông qua ad PPC nhưng không chuyển đổi thì bạn sẽ cho rằng mình đã bỏ lỡ lead này rồi và đã đến lúc chuyển sang người dùng tiếp theo?

Với sức mạnh của quảng cáo bám đuôi, bạn có thể tạo ra chiến dịch mới chỉ nhắm đến người dùng đã từng ghé thăm website của bạn. Với GDN, website sẽ tracking user thông qua cookies và hiển thị quảng cáo của bạn sau khi người dùng truy cập vào website. Cách này không chỉ rẻ mà còn có khả năng giúp bạn lấy lại lượng lead tưởng chừng đã mất và khiến khách hàng chuyển đổi.

Nếu sản phẩm của bạn không ngừng hiển thị khi người dùng lướt web, dần dần họ sẽ bị thuyết phục và chuyển đổi mà thôi.

Đánh giá cụ thể những ưu điểm cũng như nhược điểm của GDN:

đánh giá gdn

Ưu điểm của GDN:

  • Đa dạng mẫu quảng cáo: ảnh tĩnh, ảnh GIF, text, video…
  • Khả năng tiếp cận lớn => Độ phủ thương hiệu cao
  • Gia tăng uy tín và tầm ảnh hưởng của thương hiệu
  • Do người dùng chủ động chọn đối tượng, cho nên có thể tùy biến theo chiến lược kinh doanh mà đi theo con đường ngách hoặc đánh thẳng mặt đối thủ
  • Dễ dàng trong việc thay đổi mẫu quảng cáo, thông điệp quảng cáo theo từng chiến dịch
  • Mở rộng tệp khách hàng nhanh nếu biết cách chạy trên những bài viết, website cùng lĩnh vực hoặc cận lĩnh vực. Ví dụ: Quảng cáo dịch vụ luật thành lập doanh nghiệp trên những trang kinh tế.
  • Remarketing (tiếp thị lại) đối với những người đã vào website của mình để xem sản phẩm để tăng touch point (điểm tiếp xúc với khách hàng). Từ đó gia tăng khả năng mua hàng.
  • Hỗ trợ cho SEO

Nhược điểm của GDN:

1. Không thể kiểm soát hiển thị ads

Bất lợi đầu tiên là bạn không thể kiểm soát website nào sẽ hiển thị ads của bạn.

Google luôn nỗ lực đặt ads ở những website liên quan nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Đôi lúc ads của bạn sẽ hiển thị trên website xấu. Mặc dù có thể ngăn chặn website nào sẽ đăng quảng cáo nhưng bạn phải tự add thủ công trong phần cài đặt chiến dịch.

Điều này có nghĩa là bạn phải tự kiểm tra 2 triệu website để ads không xuất hiện trên những website độc hại, khiến không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu mà còn đem về nguồn traffic kém chất lượng.

2. Ads không liên quan đến website

Do không thể kiểm soát website đăng quảng cáo nên bạn sẽ gặp phải vấn đề khác là sự liên quan.

Google cũng không ngừng đánh giá nội dung của website để hiển thị ads phù hợp với nội dung đó. Nhưng trên thực tế không phải lúc nào cũng được vậy!

Tương tự thì cách duy nhất là bạn tự ngồi lọc và loại bỏ những trang web không liên quan trong cài đặt chiến dịch. Còn không thì cách tốt nhất là mua banner từ chính website mà bạn muốn.

3. Bạn không thể điều chỉnh hành vi của khách hàng

Một vấn đề khác của GDN là bạn khó mà nhắm vào đối tượng khách hàng cụ thể.

Ví dụ bạn kinh doanh tivi thì bạn sẽ muốn tập trung vào người dùng muốn mua tivi và đang tìm kiếm thông tin chi tiết về mặt hàng này. Đối với Google search network, bạn chỉ cần thêm từ khóa như “mua tivi” vào cụm từ tìm kiếm.

Tuy nhiên trong GDN thì không đơn giản như vậy. Quảng cáo của bạn sẽ hiển thị với bất kỳ ai, dù họ có muốn mua tivi hay không.

Sau khi hiểu được ưu – nhược điểm của GDN, Tiepthinoidung giúp bạn cách chạy quảng cáo GDN hiệu quả: 

gdn

Sử dụng Remarketing trong quảng cáo GDN

Rất nhiều người chạy quảng cáo GDN đều đồng ý nếu bạn không chạy Remarketing thì bạn đừng nên sử dụng quảng cáo GDN nữa bởi rất khó để có sự hiệu quả.

Nếu bạn đã từng mua hàng trên Tiki thì bạn sẽ biết họ sử dụng Tiếp thị lại mạnh như thế nào.

Mình từng xem một con chuột Logitech trên Tiki nhưng chưa quyết định mua, liên tiếp những ngày sau đó hình ảnh về chuột Logitech giảm 30%  hiện ra trên hầu hết các website mà mình truy cập.

Nó xuất hiện đúng lúc mình đang tìm hiểu về các loại chuột không dây của Logitech và thời điểm mua hàng trỗi dậy kích thích mình click vào banner và đặt hàng luôn.

Rõ ràng xác suất để người dùng mua hàng khi quay trở lại website trong lần tiếp theo là cao hơn, và đó cũng chính là điểm mạnh của Remarketing. Với công cụ này, thường thì bạn sẽ thu hút được khách hàng tương tác với mức CPA (Cost per Action) thấp hơn quảng cáo thông thường.

Bạn nên dành ra 30% tổng ngân sách GDN để dành cho việc tiếp thị lại.

Lựa chọn các website phù hợp

Có cả triệu website là đối tác của google và mỗi website đều có lượng độc giả riêng biệt. Cho nên việc lựa chọn đúng website có lượng khách hàng mục tiêu của bạn là cực kì quan trong để sàng lọc đối tượng và tối ưu chí phí quảng cáo.

Nhưng bạn không biết nhiều trang website thì làm thế nào? Bạn đừng lo Google sẽ gợi ý cho các website có liên quan đến sản phẩm dịch vụ hay ngành nghề kinh doanh của bạn

Tuy nhiên bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng và lựa chọn chính xác các website bạn muốn đặt quảng cáo.

MOA khuyên bạn chọn khoảng 10 Websites mà bạn cho là sở hữu lượng người dùng có nhu cầu với sản phẩm dịch vụ của mình.

Sau đó, bạn đo lường độ hiệu quả của các website này, loại bỏ các website không đúng đối tượng và tiếp tục test ở các website khác.

Nếu như số lượng hiển thị chưa đủ đáp ứng nhu cầu của bạn thì hãy tiếp tục mở rộng thêm số lượng website có liên quan.

Chiến thuật chia để trị trong quảng cáo GDN

Trong quảng cáo GDN, bạn có thể chia các nhóm quảng cáo giống như quảng cáo tìm kiếm. MOA khuyên bạn nên thực hiện nhiều nhóm quảng cáo với từng dòng sản phẩm và dịch vụ

Ví dụ như, doanh nghiệp của bạn là cửa hàng kinh doanh giày, thì đừng bao giờ chỉ chạy 1 chiến dịch cho tất cả các dòng sản phẩm.

Mà chia ra để nhiều nhóm để sự liên kết giữa sản phẩm + quảng cáo + người dùng có sự tương thích rõ ràng nhất giúp việc chuyển đổi được hiệu quả.

Bạn hãy chia nhỏ chủ đề ra cho từng chiến dịch như: giày nam, giày nữ, cao gót nữ, snecker nữ, …

Việc lên cấu trúc chiến dịch và nhóm quảng cáo sẽ được hoạch định rõ ràng từ đầu, sẽ giúp bạn dễ quản lý, tránh thiếu sót và tối ưu chiến dịch cũng hiệu quả hơn.

Target địa điểm hiển thị quảng cáo

Hãy xác định khách hàng tiềm năng của bạn ở đâu và đảm bảo rằng chiến dịch của bạn sẽ chỉ quảng cáo trong khu vực bạn mong muốn.

Để tránh lãng phí click vào khách hàng không có khả năng chuyển đổi.

Vi dụ: Khách hàng của bạn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Thành Phố Hồ Chí Mình & Hà Nội thì bạn hãy tập trung quảng cáo vào 2 vị trí này. Ngoài ra, bạn có thể nhắm theo bán kính rất phù hợp với những người kinh dịch vụ ăn uống nhà hàng.

Chú ý giới hạn tần suất hiển thị

Tần suất hiển thị là số lần người dùng sẽ nhìn thấy quảng cáo của bạn. Nếu như quảng cáo xuất hiện nhiều lần lặp đi lặp lại thì bạn có khó chịu hay không?

Khách hàng cũng vậy bạn nên giới hạn số lần hiển thị trên 1 người đừng để họ có ấn tượng xấu với thương hiệu của mình.

Ngoài ra, với việc giới hạn tần suất hiển thị còn giúp bạn cải thiện hiệu suất vừa đảm bảo ngân sách của bạn được chi tiêu hợp lý hơn.

Xem thêm: Dịch vụ Booking quảng cáo uy tín và chất lượng!

Hi vọng qua bài viết trên, các bạn có thể thấy được ưu điểm cũng như nhược điểm của GDN, cùng với đó hi vọng các bạn có thể tìm hiểu cũng như chạy quảng cáo với GDN đạt hiệu quả tốt nhất!

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *