Tiêu đề bài viết của bạn có thể gây ấn tượng với người đọc về nội dung bài viết đó. Nếu bạn có 1 tiêu đề hay, bạn sẽ khuyến khích khách cảm nhận cần phải click và đọc nội dung mà bạn đưa ra.Vậy bạn đã biết cách viết Title Tag tối ưu? bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn về điều đó
Tối ưu title tag cho tìm kiếm
Nhện của Google truy cập các từ khóa theo thứ tự chúng trình bày trong mã. Chính vì thế mà rất nhiều chuyên gia SEO khuyên thẻ tiêu đề nên chứa từ khóa ở đầu tiên và cuối cùng là tên công ty.
Tối ưu thẻ tiêu đề cho người dùng
Tiêu đề tối ưu trong trường hợp này là kích thích và buộc người dùng phải click chuột. Sau đó, họ bắt đầu trải nghiệm trong website của bạn. Đôi khi, Google tự động thay đổi tiêu đề để đạt được mục tiêu này.
Bạn có thể sử trình bày theo một số cách sau:
– Hiển thị rõ ràng giá trị mà bạn mang lại cho khách hàng của mình
– Vị trí của bạn đang ở đâu? Yếu tố này chỉ hù hợp cho một số trường hợp nhất định như phòng khám, thẩm mỹ viện… không hù hợp nếu bán sản phẩm, dịch vụ online…
Lưu ý: Tiêu đề không nên quá dài, tối đa 580 pixels. Điều này tránh được việc nó có thể bị cắt xắn khi hiển thị.
Và hãy nhớ rằng, đừng cố nhồi nhét mọi thứ trong thẻ tiêu đề. Bạn còn có thẻ mô tả để tiếp thị với người dùng.
Nói chung, về cách phổ thông thì như thế. Tuy nhiên, trong thực tiễn, mỗi nội dung sẽ là một tiêu đề tương ứng và không phải dễ dàng để áp dụng quy tắc phổ thông cho tất cả. Và tất nhiên bạn hoàn toàn có thể linh động trong cách viết title tag.
Nhưng sau tất cả, bạn nên có sự đo lường, kiểm tra, đánh giá kết quả của những tiêu đề. Các số liệu để đánh giá gồm vị trí hiển thị trung bình, tỷ lệ hiện thị, tỷ lệ click. Từ đó mới có thể nhận định đâu là hướng đi đúng, tiếp tục phát huy cho riêng mình.
Cách để tối ưu thẻ tiêu đề – title tag
Đặt từ khóa nằm ở đầu tiêu đề
Việc đặt từ khóa nằm ở đầu tiêu đề đem lại cho website nhiều lợi thế trong việc xếp hạng kết quả tìm kiếm.
Việc đưa từ khóa nằm đầu tiêu đề cũng giúp gia tăng tỷ lệ người dùng nhấp chuột vào website nhiều hơn.
Để ý đến độ dài của tiêu đề
Như đã trình bày, tiêu đề không nên quá 55 – 60 kí tự hoặc nhiều hơn 512 pixel.
Nếu tiêu đề quá dài sẽ xuất hiện dấu “…” để chỉ rằng tiêu đề đã bị cắt đứt. Như thế, người dùng không thể hiểu được nội dung hoặc thông điệp truyền tải. Làm giảm tỷ lệ click.
Thêm từ khóa thương hiệu vào tiêu đề
Nhiều chuyên gia SEO trên thế giới khuyến nghị các chủ website nên thêm tên thương hiệu của mình vào title tag.
Việc đưa tên thương hiệu vào thẻ tiêu đề sẽ nâng cao nhận thức doanh nghiệp trong thị trường mục tiêu. Gia tăng tốc độ tin tưởng, sức mạnh cho thương hiệu doanh nghiệp.
Nếu thương hiệu của bạn nổi tiếng thì đủ để tạo sự khác biệt trong tỷ lệ nhấp CTR so với đối thủ.
Nếu thương hiệu ít được biết đến hoặc có liên quan so với các từ khóa. Việc đặt từ khóa nằm đầu tiêu đề và đặt tên thương hiệu nằm cuối tiêu đề.
Viết tiêu đề tự nhiên, dễ đọc và phải tác động vào cảm xúc
Việc tạo một thẻ tiêu đề ấn tượng sẽ thu hút được nhiều người dùng hơn từ truy cập tìm kiếm.
Sẽ là quan trọng để các nhà quản trị nội dung website suy nghĩ viết ra một tiêu đề hấp dẫn. Kèm theo đó là kết hợp tiêu đề với từ khóa quan trọng của trên trang.
Bởi lẽ, tiêu đề là nơi tương tác đầu tiên của người dùng (unique visitors) khi truy cập website. Cái nhìn đầu tiên sẽ tạo ấn tượng mạnh khiến người dùng click vào website.
Vì thế, hãy tạo một tiêu đề ấn tượng nhất để truyền tải thông điệp, thu hút người dùng trên kết quả tìm kiếm.
4 bước hoàn hảo cho một TITLE TAG
Bước 1: Xác định từ khóa CHÍNH là bạn muốn nhắm đến
Hầu hết các trang web không chỉ xếp hạng dựa trên “từ khóa” quan trọng nhất mà còn phụ thuộc vào nhiều thuật ngữ khác nhau có liên quan, đây quả thật là một thông tin thú vị
Trong thực tế, một số những thống kê liên quan đến lĩnh vực Seo đều chỉ ra rằng, số liệu trung bình của các trang web được xếp hạng tại vị trí No1 liên quan đến khoảng 1000 từ khóa liên quan, vì thế mà hầu hết các trang web không chỉ xếp hạng dựa trên “từ khóa” quan trọng nhất mà còn phụ thuộc vào nhiều thuật ngữ khác nhau có liên quan, đây quả thật là một thông tin thú vị. Tuy nhiên đối với tiêu đề, chúng tôi khuyên bạn nên đặt trọng tâm tối ưu hóa một từ khóa “chính” – hiệu quả của “chính” đem lại rất đáng kinh ngạc, chúng ta sẽ tiếp tục khai thác nó trong bước thứ hai.
Bước 2: Xây dựng các biến thể ĐUÔI DÀI cho từ khóa CHÍNH
Sẽ hiệu quả và phù hợp hơn nếu sử dụng và nhắm đến một hoặc hai từ khóa đuôi dài, đơn giản vì bạn có thể tốn nhiều thời gian cho một từ khóa chính nhưng với biến thể đuôi dài, thời gian truy cập và lưu lượng được tăng nhanh một cách bất ngờ
Bạn luôn nhằm đến tối ưu MỘT từ khóa chính tuy nhiên sẽ hiệu quả và phù hợp hơn nếu sử dụng và nhắm đến một hoặc hai từ khóa đuôi dài, đơn giản vì bạn có thể tốn nhiều thời gian cho một từ khóa chính nhưng với biến thể đuôi dài, thời gian truy cập và lưu lượng được tăng nhanh một cách bất ngờ. Lấy ví dụ điển hình, từ khóa chính của bạn là “Seo tips”, từ khóa đuôi dài 1 có thể là “ Seo tips for beginners”- hiệu ứng và hiệu quả chắc chắn khác biệt.
Bước 3: Phác thảo thông tin thẻ tiêu đề cơ bản
Có 3 luật phác thảo mà bạn cần tuân thủ :
- Tập trung vào mô tả
- Luôn giữ chúng ngắn hạn và ngắn hạn tối đa có thể
- Hãy chắc chắn rằng thẻ tiêu đề có bao gồm từ khóa của bạn, và nếu có thể linh động hãy đưa biến thể đuôi dài của chúng vào trong title.
Bước 4: Đánh giá tính độc đáo trong nội dung của bạn
Người dùng thường có xu hướng tìm kiếm “phẩm chất” được cho là hấp dẫn với họ vậy bước cuối cùng hãy xem xét nội dung của bạn có gì độc đáo hay không và đừng ngần ngại khi hỏi mọi người và nói cho mọi người biết về sự độc đáo đó. Thông thường, có 5 yếu tố phẩm chất tạo nên sự độc đáo bao gồm mức độ sâu sắc – danh sách – tốc độ – tươi mới và thương hiệu, bí quyết của sự độc đáo tạo nên bởi chính những “phẩm cấp” này.
1 số tiêu chí cho cách viết tối Title tag tối ưu:
– Mô tả chính xác nội dung trang: Chọn tiêu đề truyền đạt hiệu quả chủ đề nội dung trang.
Tránh:
+ Chọn tiêu đề không liên quan đến nội dung trang
+ Sử dụng các tiêu đề mặc định hoặc không rõ ràng
Tạo thẻ tiêu đề duy nhất cho mỗi trang: Mỗi trang của bạn tốt nhất nên có thẻ tiêu đề duy nhất, thẻ này giúp Google biết trang này không giống như các trang khác trên trang web của bạn ở điểm nào.
Tránh:
+ Sử dụng thẻ tiêu đề duy nhất cho tất cả các trang web của bạn hoặc nhóm lớn các trang
Sử dụng các tiêu đề ngắn gọn, nhưng mang tính mô tả: Khoảng 60-70 ký tự, Tiêu đề có thể vừa ngắn gọn và giàu thông tin. Nếu tiêu đề quá dài, Google sẽ chỉ hiển thị một phần tiêu đề trong kết quả tìm kiếm.
Tránh:
+ Sử dụng các tiêu đề quá dài không có ích cho người dùng
+ Bổ sung các từ khoá không cần thiết trong các thẻ tiêu đề của bạn
Dưới đây là một số thứ cần nhớ khi chuẩn bị viết thẻ tiêu đề:
- Viết cho người đọc, không phải cho máy tìm kiếm: Đừng cố ấn các từ khóa trông không tự nhiên vào thẻ tiêu đề của bạn. Đây không phải là năm 1998!;
- Hãy đảm bảo là tất cả các thẻ tiêu đề là duy nhất: Thẻ tiêu đề lặp lại là vấn đề phổ biến. Hãy hết sức tránh sai lầm này;
- Hãy đảm bảo bạn có thẻ tiêu đề trên tất cả các trang: Đừng để trượt ngay ở vòng để xe; hãy đảm bảo rằng tất cả trang trên website của bạn đều có thẻ tiêu đề
Hướng dẫn nhanh về một số quy tắc của thẻ tiêu đề
Dưới đây là 2 điều chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện để định dạng cho thẻ tiêu đề:
- Trường hợp câu: Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ đầu tiên (lấy ví dụ, “Dwell time: is it really a ranking factor? (and if so, should you care?) / Dwell time: nó có phải là một yếu tố dùng để xếp hạng? (và nếu có, thì vì sao bạn phải quan tâm?)”)
- Trường hợp tiêu đề: Viết hoa chữ cái đầu tiên của hầu hết các câu. Sử dụng công cụ này để chuyển đổi. (lấy ví dụ, “10 Google Sheets Formulas Every SEO Should Know / 10 Công Thức Google Sheets Mà Mọi Người Làm SEO Cần Phải Biết”)
Thẻ tiêu đề không phức tạp; chúng chỉ tốn một chút thời gian và công sức để làm đúng.
Đúng vậy, chúng sẽ không bao giờ hoàn hảo 100%. Vì thế bạn phải hướng đến việc tiếp tục kiểm tra và cải thiện chúng
4 điều cần tránh khi viết title tag
Dưới đây là 4 điều mà người viết nội dung website cần tránh khi viết thẻ tiêu đề cho website
- Không được viết trùng các tiêu đề với nhau
- Tránh viết tiêu đề quá dài hoặc quá ngắn
- Hạn chế thêm các từ khóa không cần thiết vào thẻ tiêu đề
- Hạn chế lạm dụng thẻ tiêu đề để nhồi nhét từ khóa SEO
Pixel not charaters
Như đã nói ở phần độ dài tiêu đề thì một tiêu đề không quá 55 – 60 kí tự, viết hơn sẽ bị cắt ngắn. Nhưng cũng có một số trường hợp viết tiêu đề hơn 55 – 60 kí tự vẫn hiển thị.
Trong trường hợp này, bạn phải để ý phần quan trong là PIXEL chứ không phải là kí tự nữa.
Pixel mới chính là bản chất của việc xác định độ dài của một tiêu đề. Do đó, thay vì phải viết 55 60 kí tự, bạn cần phải viết sao cho tiêu đề không quá 512 pixel.
Các yếu tố tác động đến chiều dài pixel
Mỗi ký tự trong bảng mã ASCII đều có riêng về một chiều rộng pixel. Sự khác nhau còn tùy thuộc vào phông chữ cũng như kích thước trong một font chữ.
Phông chữ bôi đậm, nghiêng sẽ chiếm một khoảng không lớn hơn chữ thường.
Một điểm chú ý khác là chữ in hoa sẽ có độ rộng pixel khác so với chữ thường.
Một số dấu phân cách câu sẽ chiếm một lượng lớn không gian hơn so với câu khác. Thậm chí cả những khoảng trắng cũng có độ rộng pixel tăng dần.
Xác định độ rộng pixel của tiêu đề như thế nào ?
Như bạn đã biết, độ dài của một tiêu đề là 512 pixel. Nhưng đây không phải là độ dài tối đa tiêu đề có thể có.
Tại sao vậy ?
Khi người dùng tìm kiếm một từ hay cụm từ khóa nào đó. Công cụ tìm kiếm sẽ trả về những kết quả có liên quan đến từ hay cụm từ khóa đó.
Đồng thời, bôi đậm các từ trong thẻ tiêu đề, thẻ mô tả trùng khớp với truy vấn người dùng.
Như vậy, tiêu đề chắc chắn sẽ bị cắt ngắn nếu như nó có độ dài 512 pixel.
Do vậy, khuyến cáo được đưa ra là các nhà quản trị website nên chừa khoảng 10 pixel dự trữ. Chỉ nên dùng 472 – 482 pixel để viết title tag.
Bạn có thể kiểm tra độ rộng pixel bằng công cụ: Pixel Width Checker for Page Meta Titles
Tại sao thẻ Title lại rất quan trọng
Trên 200 yếu tố Google dùng để xếp hạng thì thẻ Titlte là yếu tố xếp hạng rất quan trọng với SEO
Tiêu đề là yếu tố quan trọng giúp công cụ tìm kiếm hiểu được trang của bạn là gì, và là ấn tượng đầu tiên nhiều người sẽ dễ nhận thấy nhất qua trang kết quả tìm kiếm, mạng xã hội và trình duyệt web.
- Trang kết quả tìm kiếm (SERPs): Nội dung của thẻ Title xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm được in đậm và nổi bật nhất, đóng vai trò lớn trong việc quyết định của người dùng có click viếng thăm trang của bạn hay không.
- Truyền thông xã hội: Ngoài việc hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm, khi liên kết của bạn được chia sẻ trên các trang mạng xã hội nội dung trong thẻ tiêu đề cũng được làm nổi bật và thu hút người dùng tương tự như trên SERPs, hình ảnh chụp từ facebook
- Trình duyệt web: Thẻ tiêu đề của bạn cũng được hiển thị ở đầu trình duyệt web, đặc biệt khi có nhiều tab trình duyệt mở. Tiêu đề độc đáo và dễ nhận ra với các từ khóa quan trọng gần phía trước giúp đảm bảo rằng mọi người dễ nhận ra bạn.
Tại sao Google không sử dụng thẻ tiêu đề của bạn?
Đôi khi, Google có thể hiển thị tiêu đề không khớp với thẻ tiêu đề của bạn. Khi điều này xảy ra, có thể do 1 trong 4 nguyên nhân sau đây …
1. Tiêu đề của bạn nhồi nhét từ khóa
Như đã thảo luận ở trên, nếu bạn cố gắng xếp hạng tiêu đề của mình bằng từ khoá (tối ưu quá đà), Google có thể viết lại nó. Vì nhiều lý do, hãy xem xét viết lại tiêu đề của bạn để hữu ích hơn cho việc tìm kiếm người dùng.
2. Tiêu đề của bạn không khớp với truy vấn
Nếu trang của bạn phù hợp với một truy vấn tìm kiếm không được đại diện tốt trong tiêu đề, Google có thể chọn viết lại tên hiển thị của bạn. Đây không phải là điều xấu – không có tiêu đề nào phù hợp với mọi tìm kiếm của người dùng – nhưng nếu tiêu đề của bạn bị đánh lừa bởi các tìm kiếm có lưu lượng lớn, hãy cân nhắc việc viết lại nó để phù hợp hơn với các từ khoá tìm kiếm và ý định của chúng.
3. Bạn có một tiêu đề thay thế
Trong một số trường hợp, nếu bạn bao gồm dữ liệu tiêu đề thay thế, chẳng hạn như thẻ meta cho Facebook hoặc Twitter, Google có thể chọn sử dụng các tiêu đề đó thay thế. Một lần nữa, đây không nhất thiết là một điều tệ, nhưng nếu điều này tạo ra tiêu đề hiển thị không mong muốn, bạn có thể muốn viết lại nội dung tiêu đề thay thế.
Chúng ta đã đi qua định nghĩa “title tag là gì”, cách viết thẻ tiêu đề, tối ưu cũng như sai lầm cần tránh. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức cho bạn.