Bouncing rate là gì? Bạn đã biết gì về Bouncing rate? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Tiepthinoidung tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.
Bouncing rate là gì – Thông tin tổng quan về Bounce rate:
Bounce rate (thường nhầm với exit rate) là số liệu được sử dụng trong quá trình phân tích trang web. Theo nghĩa cơ bản nhất, bounce rate đại diện cho tỷ lệ khách truy cập vào web và sau đó rời đi, trái ngược với việc ở lại trang web và tương tác với nó theo cách có ý nghĩa (nhiều hơn về tương tác với web và bounce rate sau này trong hướng dẫn) .
Mọi người sử dụng bounce rate như một chỉ số đánh giá thành công và hiệu quả trang, quan niệm chung rằng (mặc dù không phải lúc nào cũng đúng) là bounce rate cao là xấu và bounce rate thấp là tốt. Tất nhiên, thực tế thì vậy cũng đúng.
Bounce rate cao trên những trang có nội dung hỗ trợ khách hàng có thể cho thấy rằng người dùng đã tìm thấy giải pháp cho vấn đề của họ và vui vẻ rời đi. Tuy nhiên, bounce rate cao trên landing page với mục đích bán hàng lại có thể là một chỉ số cho thấy bạn cần có thể cải thiện trang của mình càng nhanh càng tốt.
Trường hợp nào đi chăng nữa, thì bounce rate cao theo ngữ cảnh luôn được quan tâm nhiều. Và cũng là con số cực kỳ thú vị đối với một nhà phân tích website. Hướng dẫn này của tôi sẽ đi sâu vào các định nghĩa cụ thể (xuống các nền tảng phân tích cụ thể) và sử dụng các ví dụ cụ thể cho bounce rate liên quan đến marketing, SEO (Search Engine Optimization), v.v.
Bouncing rate là gì?
Bounce rate hay tỷ lệ thoát trang là phần trăm số phiên truy cập chỉ truy cập duy nhất một trang trên website, sau đó rời đi ngay mà không nhấn vào bất kỳ nội dung nào khác.
Ví dụ: Bounce rate website của bạn là 70%. Nghĩa là trong 100 lượt truy cập vào website, chỉ có 30 lượt xem thêm nội dung khác, còn lại 70 lượt là rời đi.
Bounce rate được xem là một chỉ số quan trọng trên website bởi:
- Dựa vào Bounce rate bạn có thể biết được mức độ hài lòng của khách hàng khi truy cập vào trang web. Bounce rate tăng cao chứng tỏ nội dung trên website của bạn không đáp ứng được trải nghiệm người dùng, không hấp dẫn được họ ở lại lâu hơn.
- Đi đôi với việc trải nghiệm người dùng bị giảm chính là chất lượng website kém. Và Google không hề thích những trang web này, nên rất khó để có vị trí cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
- Một điều quan trọng khác, khi khách hàng lần lượt rời khỏi trang ngay khi vào website, sẽ rất khó để thuyết phục họ tạo ra tỷ lệ chuyển đổi. Cho nên, tối ưu tỷ lệ thoát trang ở mức thấp nhất chính là cách để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Vai trò của Bouncing Rate là gì?
Bounce rate rất quan trọng, vì ba lý do chính sau đây:
- Ai đó thoát khỏi trang web của bạn mà không chuyển đổi, làm tăng bounce rate đúng không nào. Bởi vậy, khi bạn ngăn khách truy cập thoát, giảm bounce rate thì cũng có thể tăng tỷ lệ conversion.
- Bounce rate – Tỷ lệ thoát có thể được sử dụng làm yếu tố xếp hạng của Google. Trên thực tế, một nghiên cứu trong ngành cho thấy tỷ lệ bounce rate của người truy cập có tương quan chặt chẽ với bảng xếp hạng Google trang đầu tiên.
- Tỷ lệ bounce rate cao cho bạn biết rằng trang web của bạn (hoặc các trang cụ thể trên trang web của bạn) có vấn đề với nội dung, trải nghiệm người dùng, bố cục trang hoặc bản sao.
Bounce rate là một số liệu phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật số và phân tích lưu lượng truy cập web. Trong khi hầu hết xem nó như một chỉ số đánh giá thành công, nên ý nghĩa thực tế của nó đôi khi bị hiểu sai.
Tỷ lệ Bounce Rate như thế nào được xem là tốt?
Nếu thành công của trang web phụ thuộc vào người dùng xem nhiều trang web, thì tỷ lệ thoát cao là không tốt. Nếu là trang web đơn hoặc blog cung cấp các loại Content mà các phiên trang đơn được mong đợi thì tỷ lệ thoát cao là bình thường.
Tỷ lệ thoát là 0% có nghĩa là mỗi khách truy cập thăm các trang bổ sung trước khi rời khỏi trang web của bạn, 50% nghĩa là 1 trong 2 đang rời đi và 100% nghĩa là mọi người ghé thăm trang web của bạn rời khỏi trang trước khi ghé thăm trang khác. Nếu bạn có nhiều lưu lượng truy cập và tỷ lệ thoát 70%, sau đó giảm nó xuống còn 65% có thể là doanh thu tăng đáng kể.
Tham khảo về tỷ lệ thoát:
- Tỷ lệ thoát ‘Ngoài mong đợi‘ rất tốt ở khoảng 26-40%
- Tỷ lệ thoát ‘tốt’ nằm trong khoảng 41-55% (mức trung bình thô)
- Tỷ lệ thoát ‘khá tốt’ nằm trong phạm vi 56-70%
- Trên 70% là khá tệ cần chú ý tìm cách làm giảm con số này xuống
Hãy nhớ đây chỉ là thông số để tham khảo. Các loại trang web khác nhau sẽ có mức trung bình khác nhau. Các trang web tin tức và blog có thể có tỷ lệ thoát cao hơn bởi vì một ai đó chỉ cần đọc một bài báo và sau đó tiếp tục quay trở lại. Một trang Thương mại điện tử hoặc danh mục kỹ thuật số nên có tỷ lệ thoát thấp hơn do khách truy cập đang duyệt và so sánh nhiều sản phẩm trên các trang khác nhau.
Đặt mục tiêu của riêng bạn cho tỷ lệ thoát bằng cách xác định giá trị chuyển đổi của trang được đề cập. Cụ thể, nếu bạn giảm tỷ lệ thoát xuống 10%, doanh thu sẽ tăng bao nhiêu? Giữ mục tiêu của bạn dựa vào các thông số thực tế.
Những yếu tố nào quyết định đến Bouncing rate? Những yếu tố đó là gì?
Mục đích và hành vi khách hàng
Nếu như landing page của bạn không cung cấp những thông tin thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng, họ sẽ thoát khỏi landing page ngay. Cũng có khi trang có đầy đủ thông tin nhưng bạn không biết thu hút người dùng thì họ cũng có thể thoát ra và truy cập trang khác. Chỉ số Bounce Rate cao thể hiện website thỏa mãn đầy đủ thông tin người dùng cần tìm kiếm, họ không cần click sang trang khác tìm kiếm.
Loại hình website
Những website khác nhau thì chỉ số Bounce Rate cũng khác nhau. Ví như như trang bạn là blog thì người dùng vào đọc và thoát là bình thường, Bounce Rate sẽ cao.
Loại hình landing page
Người dùng tìm đến trang liên hệ thì họ đang tìm thông tin liên hệ, truy cập sẽ kết thúc nhanh chóng. Bounce Rate của các trang này sẽ cao hơn.
Chất lượng landing page
Nếu như landingpage không hấp dẫn người dùng, nhiều quảng cáo, lộn xộn thì Bounce Rate sẽ cao.
Loại hình content
Nếu như bạn cũng cảm thấy cần có thời gian khi đọc nội dung trên landing page thì rất có thể người dùng sẽ bookmark lại và đọc khi có thời gian. Bounce Rate của những trang thế này có thể cao.
Loại hình kinh doanh
Bounce Rate ở mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau, với một số lĩnh vực thì có Bounce Rate cao là chuyện hết sức bình thường.
Chất lượng traffic
Nếu bạn đang thu hút traffic về website mà sai nguồn, tức là traffic từ người dùng không phải là những khách hàng mục tiêu thì tất nhiên kéo theo Bounce Rate sẽ cao.
Loại hình kênh truyền thông
Kênh truyền thông khác nhau thì sẽ gửi về traffic có Bounce Rate cũng khác nhau. Bounce Rate của traffic từ mạng xã hội cao hơn từ organic search.
Đối tượng người dùng
Nhóm người dùng mới sẽ thường bỏ trang nhiều hơn người dùng thường xuyên. Bởi vì người dùng không quen thuộc với thương hiệu của bạn.
Loại hình thiết bị
Tỉ lệ Bounce Rate giữa các thiết bị có thể khác nhau.
Làm thế nào để giảm tỉ lệ Bounce Rate, giữ chân khách tại Website lâu hơn? – Thông tin về Bouncing Rate là gì?
Khi tốc độ load trong tốt không phải là vấn đề nhưng tỷ lệ thoát vẫn cao thì sau đây là những cách để để xem xét và cải thiện để giảm tỷ lệ thoát.
Xem thêm: Dịch vụ Media tốt nhất
Thay đổi thiết kế để giữ chân khách hàng
Trang của bạn có bị trình bày lộn xộn và khó khắn trong điều hướng để đến được những nội dung khách hàng mong muốn?
Mặc dù giao diện được thiết kế đẹp nhưng nội dung và các mục không được tổ chức sắp xếp khoa học sẽ gây khó khăn cho người dùng do đó các lỗ hổng về thiết kế trang web có thể ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ thoát. Đây là một trong những yếu tố dễ dàng nhận thấy để thực hiện một số thay đổi có thể cải thiện đáng kể, những điểm trọng tâm bao gồm:
- Đảm bảo điều hướng rõ ràng, đơn giản và dễ sử dụng: Nếu trang đến nhầm lẫn nội dung không liên quan với tiêu đề hoặc từ khóa hoặc nếu dẫn người dùng về trang đích họ không thực sự mong đợi có thể dẫn đến tỷ lệ thoát cao. Tạo từng phần thông tin để rõ ràng, dễ tìm thấy nhất, tên mục tên tiêu đề sát với nội dung của trang. Tham khảo bài viết: Cấu trúc website tốt là nền tảng để SEO thành công
Hãy suy nghĩ về các mục và các trang quan trọng trên trang, tổ chức và cấu trúc theo quy tắc các mục quan trọng giảm dần từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, và đảm bảo các mục, nội dung quan trọng đặt ở trang chủ ở những vùng người truy cập dễ dàng nhận thấy chúng.
- Xem định dạng của mỗi trang: Văn bản có rõ ràng và dễ đọc không? Các đoạn đã ngắn chưa? Các trang có yêu cầu ít hoặc không cuộn để xem tất cả các thông tin cần thiết? Nếu bất kỳ câu hỏi nào trong số những câu hỏi này nhận được câu trả lời là “không” thì đó là lý do tỷ lệ thoát sẽ cao và cần phải dành thời gian để cải thiện và thay đổi.
- Kêu gọi hành động trên mỗi trang (Call To Action – CTA): trong trường hợp khách truy cập đến trang không phải là trang chủ, không có câu hỏi gì được đưa ra khả năng thoát sẽ tăng lên, vì vậy gợi ý về form mẫu đăng ký trên mỗi trang và thúc đẩy khách truy cập vào trang bán hàng của bạn ở mọi nơi nếu có thể.
Cải thiện tổ chức và trình bày lại Content
Làm cho trang hấp dẫn và trực quan hơn, những mẹo dưới đây sẽ giúp độc giả dễ dàng nắm bắt thông tin trên trang và làm giảm đáng kể tỷ lệ bỏ trang:
- Tạo những nội dung mà độc giả của bạn thực sự quan tâm, muốn đọc: trước khi viết đặt ra những câu hỏi như, Họ đang tìm kiếm thông tin gì? họ gặp phải vấn đề gì? Bạn có thể cung cấp những thông tin nào để giúp họ giải quyết vấn đề, người dùng muốn được cung cấp những thông tin có ích với họ, vì vậy cần nghiên cứu xác định đối tượng người dùng mục tiêu của bạn và cung cấp những thông tin họ thực sự quan tâm và muốn đọc chúng. Tham khảo bài viết: 5 nguyên tắc tạo nội dung chất lượng cao dễ dàng tiếp cận người dùng
- Viết nội dung dài hơn: các nghiên cứu cho thấy những nội dung có trên 2.000 từ có cơ hội xếp hạng cao hơn và tất nhiên nội dung tốt sẽ giữ chân khách hàng trên trang lâu hơn.
- Sử dụng tiêu đề rõ ràng về chủ đề và có sức cuốn hút: thể hiện được nội dung quan trọng nhất của bài viết, để truyền tải nội dung chính của chủ đề và thu hút được độc giả qua tiêu đề bài viết.
- Cấu trúc nội dung tốt:
- Trình bày nội dung dễ đọc và nắm bắt thông tin chính tốt hơn
- Thêm các bullet hoặc danh sách được đánh số nếu có thể
- Tăng size font và line height
- Sử dụng font dễ đọc
- Chữ đậm hoặc In nghiêng những từ, cụm từ chính
- Thêm ảnh chất lượng, một hình ảnh tốt có thể hơn một ngàn lời diễn giải
- Nhúng Video vào bài viết
- Làm cho nội dung dễ đọc hơn, cắt các đoạn sao cho chúng không quá dài khoảng từ 2-5 câu, mỗi đoạn văn bản nên để không quá 5 dòng.
- Sử dụng các tiêu đề phụ (subheading) để chia nhỏ nội dung thành các phần của bài viết: chú ý rằng trong suốt bài viết này, tôi đã chia các phần bằng cách sử dụng tiêu đề phụ. Trên thực tế, bạn chỉ cần lướt qua tất cả các tiêu đề phụ của bài viết là có thể nắm được ý nghĩa, nội dung quan trọng của bài viết.
- Thể hiện nội dung bằng nhiều cách như: TEXT, IMAGE, SLIDE, VIDEO, INFOGRAPHIC
- Có Box tìm kiếm nội dung trên trang dễ dàng
- Phân tách giữa văn bản và hình ảnh: thêm một “khoảng trống” giữa các đoạn văn bản và hình ảnh, tham khảo ở chính bài viết này.
Liên kết các Content liên quan: Thêm các nội dung liên quan cũng là yếu tố trong xếp hạng của bộ máy tìm kiếm, nhưng điều quan trọng là bạn cung cấp những nội dung, thông tin thực sự liên quan mà người truy cập mong muốn thấy nó, không chỉ sử dụng nó với mục đích SEO, và tránh sử dụng liên kết quá dày dễ quy vào spam từ khóa hoặc spam liên kết.Một số trang web được sử dụng nhiều nhất là những ví dụ tuyệt vời về cách thiết lập trang và nội dung với tỷ lệ thoát có thông số mơ ước.
Ví dụ Wikipedia, mỗi trang có liên kết với những trang có liên quan. Ta có thể dễ dàng tiếp xúc từ chủ đề chính đang quan tâm như ô tô và cuối trang sẽ có những liên kết liên quan tới những trang như các kiểu dáng, mô hình khác nhau để tham khảo. Các trang web của seothetop.com cũng đang làm theo và đảm bảo rằng mỗi trang đều liên quan đến các trang khác trong cùng website nếu có thể sẽ dẫn link đến. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho người truy cập điều hướng sang những trang đó để giảm bớt tỷ lệ thoát, cung cấp nhiều thông tin liên quan để họ tham khảo thêm.
Kể một câu chuyện
Chẳng hạn như lịch sử của công ty, sự kiện gần đây hoặc thông cáo báo chí, và thậm chí là một tuyên bố sứ mệnh là những cách hiệu quả để lôi kéo khách hàng. Nó giúp thương hiệu của bạn chuyển từ một cửa hàng sang trọng thành một doanh nghiệp có cá tính.
Xem xét sử dụng các trang khác nhau được kết nối bên trong trang web để cho phép người dùng tìm hiểu về thương hiệu, nhân viên, khách hàng của bạn và những gì trang của bạn có. Xem xét việc triển khai các câu chuyện theo hình thức Blog hoặc trang bài viết bao gồm các lời kêu gọi hành động ở cuối bài viết nhằm chuyển đổi người truy cập thành khách hàng
Loại bỏ các thông tin không cần thiết và gây phiền
Hãy tìm kiếm những thứ có thể làm giảm từ các video tự động phát, hoặc các quảng cáo của bên thứ ba, và những nội dung không mang lại giá trị gì. Cắt bỏ, lược bớt những thứ đó nếu có thể. Bạn muốn trang web của mình tập trung vào mục tiêu cuối cùng, giữ sự chú ý của khách truy cập và hướng họ đến các chuyển đổi mục tiêu mong muốn. Nếu trang của bạn còn những thông tin không cần thiết sẽ gây phiền và đó là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thoát cao.
Kêu gọi hành động của người đọc
Nếu bạn muốn người dùng trên trang thực hiện một hành động cụ thể, đừng ngần ngại nói với họ điều đó sẽ giúp bạn giảm được tỷ lệ bỏ trang
- Tăng sự tương tác với người dùng: Khuyến khích họ để lại comment ở cuối bài, like và chia sẻ bài viết
- Hướng họ tới video, slide có nội dung hấp dẫn thú vị
Ngay sau khi họ đọc xong một bài viết, vào thời điểm đó, những gì bạn phải nói với người đọc hãy kêu gọi họ tham gia tương tác bài viết, mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, đó là lúc tốt nhất có thể tác động tới quyết định hành động của khách hàng.
Tuy nhiên, rất ít trang web tận dụng cơ hội này, để bài viết đạt được mục tiêu như mong muốn cần thêm mục kêu gọi bao gồm: hành động để đăng ký bản tin, một nút gọi để liên hệ, hoặc thậm chí một nút mua hàng.