Xu hướng content marketing trong năm 2023?

1. Xu hướng Interactive Content (Nội dung tương tác)

Nội dung tương tác (Interactive Content) là hình thức content marketing khuyến khích người dùng tích cực giao tiếp với thương hiệu thay vì chỉ đọc văn bản. Đây là hình thức đòi hỏi sự tham gia tích cực của người dùng và khuyến khích họ thực hiện tương tác. Interactive Content không chỉ cung cấp kiến thức cho độc giả mà còn mang đến những trải nghiệm nhập vai thú vị. Theo nghiên cứu của Barclays, 82% khách hàng tin rằng những trải nghiệm tương tác với thương hiệu cũng quan trọng ngang với giá cả sản phẩm.

Những tương tác này có thể đơn giản như nhấp chuột, thích, chia sẻ bài viết đến những hành động như tham gia khảo sát hoặc làm bài quiz, test tính cách… Quiz là một trong những cách hiệu quả của nội dung tương tác giúp thương hiệu giải quyết được nhiều mục đích. ác marketer cũng sử dụng quiz để giáo dục người dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu đang muốn bán. Ngoài ra, marketer có cơ hội thu thập lượng data lớn (email cá nhân, số điện thoại,…) bằng cách thêm câu hỏi đăng ký vào cuối mỗi bài Quiz. Ngoài ra, Hiện nay, BuzzFeed, Kahoot! và Trivia Quizzes đang là những công cụ tạo quiz thịnh hành trên thị trường.

xu-huong-interactive-content-tao-ra-su-ket-noi-giua-khach-hang-va-thuong-hieu
Xu hướng Interactive Content tạo ra sự kết nối giữa khách hàng và thương hiệu

Bên cạnh quiz, nội dung tương tác còn có một số hình thức khác như infographic, video tương tác, hội thảo trực tuyến (webinar),…Tùy vào thể loại sẽ sử dụng các phương tiện khác nhau. Bất cứ điều gì đòi hỏi sự tham gia và phát triển ý kiến của người dùng đều có thể được gọi là nội dung tương tác.

2. Tính chính thống của Content Marketing

Ông Jay Fuchs – Managing Editor của Hubspot nhận định: “Một trong những xu hướng viết blog quan trọng nhất trong năm 2023 là tính chính thống”. Nói cách khác, content marketing phải có giá trị cho người dùng và mang tính giáo dục chứ không đơn thuần là quảng cáo sản phẩm. Điều này đã được xác thực bởi cách Google xếp hạng nội dung khi người dùng tìm kiếm. Một trong những tiêu chí Google đánh giá nội dung bao gồm tính hữu ích mà nội dung đó mang lại. Thời gian người dùng ở lại trang và tỷ lệ quay lại hay khám phá những trang liên quan sẽ được Google sẽ đánh giá chất lượng và xếp hạng.

Marketer-can-dam-bao-tinh-chinh-thong-cua-content-marketing
Marketer cần đảm bảo tính chính thống của content marketing

Để xây dựng những bài blog mang tính chính thống, nội dung cần phải đảm bảo các tiêu chí: cụ thể, chính xác và khả thi. Tính cụ thể yêu cầu bài blog phải có bối cảnh sự việc, lời khuyên sâu sắc. Ví dụ cụ thể cho mỗi lời khuyên hoặc đưa ra luận điểm rõ ràng liên quan đến sự việc được đề cập trong bài viết. Tất cả được xây dựng với tông giọng chuyên nghiệp để thuyết phục được người đọc. Tính chính xác được thể hiện trong bài viết khi nội dung có những trích dẫn của chuyên gia, nguồn dữ liệu/nghiên cứu uy tín hoặc sử dụng một số hình ảnh để minh hoạ quan điểm người viết. Cuối cùng, những lời khuyên trong bài blog phải khả thi. Bài đọc phải cung cấp những giá trị mà độc giả có thể thực hiện trong đời sống chứ không chỉ là những lời khuyên trong lý thuyết.

3. Dữ liệu gốc đem lại hiệu quả cho Content Marketing

Một cách khác để tăng mức độ uy tín cho content là bổ sung dữ liệu gốc vào bài viết. Dữ liệu gốc đề cập đến nội dung độc nhất và nguyên bản. Loại dữ liệu này bao gồm nhiều hình thức như: video, hình ảnh, số liệu nghiên cứu… được thu thập qua các công cụ, khảo sát, phân tích hiệu suất hoặc do chính người viết tạo ra. Điều này tạo niềm tin cho độc giả rằng nội dung bài viết được trải qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng.

Một số công cụ thu thập dữ liệu mà các marketer có thể tham khảo như:
– Mention: Công cụ social listening này sẽ giúp các marketer hiểu được khán giả đang bàn luận gì về các thương hiệu trên mạng xã hội.
– Google Trends: Website phân tích các chủ đề thịnh hành trên toàn thế giới.
– Google Forms: Công cụ tạo khảo sát online và miễn phí.

Giao-dien-google-trend
Giao diện Google trend – Công cụ thu thập dữ liệu các chủ đề thịnh hành cho marketer

Bà Martina Bretous – Marketing Blog Editor của Hubspot cho biết dữ liệu gốc có thể tăng lượng truy cập của khán giả đến bài viết. “Thay vì phải phụ thuộc vào những nghiên cứu từ bên thứ ba, việc tạo ra những dữ liệu nguyên bản sẽ giúp thương hiệu nổi bật hơn trong thị trường. Điều này không chỉ giúp các tổ chức tăng uy tín với độc giả mà những bên khác cũng có thể tham khảo bài viết trong các sản phẩm của họ”, bà chia sẻ.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng dữ liệu bên thứ ba không quan trọng. Những dữ liệu và số liệu thống kê từ các nguồn uy tín cũng có giá trị không kém. Ông Jay Fuchs cho biết: “Nhiều blogger không có khả năng thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu để tạo ra một bài viết mới. Vì vậy việc kết hợp những dữ liệu từ bên thứ ba sẽ giúp tạo ra những bài viết có giá trị về mặt SEO lẫn giáo dục. Do đó, kể cả khi thương hiệu không đủ tài nguyên và nhân lực để tạo ra những dữ liệu gốc, các marketer vẫn cần đưa các sự kiện và số liệu đã được chứng thực vào bài viết của mình. Dữ liệu của bên thứ ba vẫn là một sự hỗ trợ lớn để tạo ra content marketing hiệu quả”.

4. Xu hướng khai thác chủ đề “ngách”

Những chủ đề ngách hoặc ít ai khai thác là xu hướng marketing mà các marketer có thể cân nhắc để triển khai trong thời gian tới. Bà Meg Prater – Manager of Content tại Hubspot chia sẻ: “Những nội dung ngách đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thương hiệu nổi bật trước vô số bài viết được xuất bản hàng ngày trên Internet. Những nội dung tự nhiên và thuận theo xu hướng là chưa đủ. Các marketer cần tạo ra sự khác biệt với những nội dung chất lượng cao bao gồm: trích dẫn, phương tiện truyền thông, dữ liệu gốc và những thông tin chi tiết có căn cứ để cung cấp những bài viết có giá trị đến độc giả”.

Tại thị trường Việt Nam, một số cái tên như “Di tích Nhà Tù Hoả Lò” hay “Tản mạn Kiến trúc” đã tiếp cận đến độc giả bằng những nội dung “ngách”. Sáng tạo về lịch sử, về di tích hay những công trình nổi tiếng không phải chuyện dễ dàng nhưng các cái tên trên đã làm được và thu hút sự quan tâm của giới trẻ Việt Nam. Các dạng nội dung này đòi hỏi các marketer phải đầu tư thời gian để nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai nhiều chủ đề nhưng chắc chắn sẽ đem lại những kết quả xứng đáng cho thương hiệu.

5. Xu hướng phát thanh (Podcast) quay trở lại

Trải qua thời gian đại dịch, đặc biệt trong năm 2022 là một năm rực rỡ đối với nền tảng podcast. Đây trở thành một hiện tượng mới với mức độ nhận biết, lượng người nghe, tần suất đều được đánh giá ở mức độ cao. Trong năm 2023 podcast vẫn được coi là “công cụ vàng”
cho các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình một cách dễ dàng. Marketers hoàn toàn có thể chạy quảng cáo trong nền tảng này. Không chỉ thu về nguồn lợi lớn mà hình thức podcast còn giúp cho độ nhận diện thương hiệu tăng vọt thông qua những chiến lược nội dung hiệu quả.

Xu-huong-phat-thanh-podcast-quay-tro-lai
Xu hướng phát thanh (Podcast) quay trở lại

Ngoài ra, podcast không phải là sân chơi duy nhất dành cho audio ads. Sự bùng nổ của thế giới game cũng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp. Bởi vậy, thương hiệu không chỉ sử dụng các quảng cáo bằng hình ảnh trong trò chơi mà cũng nên mở rộng việc quảng cáo bằng âm thanh. Theo một nghiên cứu của AudioMob và YouGov, 75% game thủ thích audio ads hơn video. Audio ads tăng khả năng tích hợp mượt mà và ít nguy cơ làm gián đoạn quá trình chơi game. Cơ hội quảng cáo bằng âm thanh trong game và cũng như cơ hội tiềm năng của audio trong metaverse có thể sẽ thu hút rất nhiều sự quan tâm vào năm 2023.

Đọc thêm:

Đánh giá ưu nhược điểm của GDN

Cách tạo biểu trưng cho đám cưới của bạn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *