Mọi người vẫn hay nói “Ứng dụng nghệ thuật kể chuyện (Story Telling) trong content marketing để chạm tới cảm xúc của khách hàng”. Vậy bạn đã bao từng nghe tới ứng dụng nghệ thuật kể chuyện – vũ khí storytelling chưa? Hãy cùng tìm hiểu với Tiepthinoidung qua bài viết này nhé!
Vũ khí Storytelling là gì?
Storytelling chính là hình thức marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện lý thú, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh của hãng. Storytelling là phương pháp giúp pháp giúp thương hiệu bạn được “tỏa sáng”, thông qua câu chuyện bạn kể và cả những gì người ta nói về câu chuyện của bạn. Đừng ngại ngần che dấu nét tính cách đặc biệt của thương hiệu bạn khi sử dụng Storytelling trong chiến lược Marketing của mình. Nhiều người coi sự phát triển của quảng cáo nhiều tập (commercial serial) trên hệ thống truyền hình phương Tây cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 là một mốc phát triển quan trọng của hình thức này.
Hình thức storytelling được ví như là cách làm đơn giản nhưng hiệu quả nhất để xây dựng niềm tin và sự trung thành của khách hàng. Chắc chắn bạn sẽ làm mất đi phân nửa khách hàng nếu kể chuyện sai cách, trong khi nếu làm đúng sẽ giúp tăng số lượng trong phân khúc khách hàng tiềm năng.
Chính vì thế, để kết hợp với chiến lược Marketing hiệu quả, điều quan trọng là bạn phải hiểu được nguyên tắc cơ bản của hình thức kể chuyện. Hãy luôn đảm bảo rằng câu chuyện về thương hiệu của bạn đủ dễ hiểu, đủ “vang” để có thể thu hút tối đa sự chú ý của người tiêu dùng.
Xem thêm: Vũ khí Storytelling trong Marketing
Storytelling được xem là một “vũ khí” quan trọng, vậy làm thế nào để có một Storytelling lôi cuốn?
1. Nhân vật “tưởng tượng”
Storytelling một cách khéo léo để cho khách hàng của bạn có thể tưởng tượng được chính họ là người hùng của câu chuyện mà bạn kể chứ không phải là thương hiệu của công ty hay là tên sản phẩm của bạn bởi vì khách hàng sẽ khó lòng liên hệ với những gì mà họ chưa hiểu rõ về nó.
2. Thông điệp truyền tải rõ ràng, nhất quán
Phải thật rõ ràng về thông điệp mà bạn đang muốn truyền tải qua storytelling. Bạn phải làm thế nào để các sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng? Phải kể như thế nào để sản phẩm/dịch vụ đó có thể thay đổi lối sống của họ? Trước khi bạn bắt đầu kể câu chuyện của mình, hãy chắc chắn rằng là bạn đã có câu trả lời cho những câu hỏi trên.
3. Xây dựng thương hiệu chân thật
Xây dựng thương hiệu được hiểu là một quá trình hình thành và phát triển bản sắc thương hiệu mà mục đích là ghim nó vào trong tâm trí khách hàng để họ luôn nhớ đến sản phẩm/dịch vụ của mình. Đồng thời, hình thức kể chuyện lại chính là một công cụ để thương hiệu có thể kết nối và thu hút được phân khúc khách hàng rộng hơn. Chính chất liệu đơn thuần trong câu chuyện lấy từ thương hiệu của bạn sẽ tác động tới khách hàng ở mức độ cao hơn là nút calls-to-action.
4. Đồng cảm với khách hàng
Hãy luôn tự đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng để có thể hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng. Từ sự đồng cảm đó, hãy viết ra câu chuyện mà có thể giúp họ liên hệ với bản thân đồng thời cảm thấy thu hút với thương hiệu của bạn.
5. Sự khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của bạn
Sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì khác biệt? Hãy liệt kê một cách trung thực nhất về những đặc điểm khiến sản phẩm/dịch vụ của bạn ghi điểm và nổi bật hơn so với các đối thủ khác. Tính độc đáo chính là chìa khóa cho sự thành công để có storytelling những câu chuyện tuyệt vời.
6. Hình ảnh sinh động
Hình ảnh cũng là một yếu tố quan trọng giúp storytelling tạo ấn tượng, hãy đảm bảo thiết kế hình ảnh sinh động về sản phẩm của bạn. Hoặc để có thể thể hiện được câu chuyện sinh động hơn, bạn có thể làm một đoạn video về sản phẩm của mình. Bằng những nội dung trực quan nhất, storytelling sẽ đạt hiệu quả dễ dàng nhất.
7. Đưa ra khó khăn, thử thách cho nhân vật
Một cách để có thể viết lên một câu chuyện hay là bạn cần đưa ra những giải pháp giúp tháo gỡ những khó khăn mà các nhân vật trong câu chuyện đang gặp phải. Dẫn ra từ đó, câu chuyện sẽ thể hiện được cách mà các sản phẩm/dịch vụ giúp khách hàng giải quyết vấn đề hiệu quả như thế nào.
8. Nhân vật là “Người từng trải”
Khi thực hiện storytelling, trong mỗi câu chuyện đều cần có một nhân vật được coi là người từng trải – người sẽ cung cấp những kiến thức vốn có cho các nhân vật khác. Hãy lưu ý rằng những thông tin được đề cập đến trong câu chuyện của bạn đều phải đảm bảo là những thông tin quan trọng, cái mà đối tượng khách hàng đang cần tìm.
9. Được truyền cảm hứng từ câu chuyện truyền tải
Khi storytelling, hãy cố gắng truyền tải thông điệp của sản phẩm/dịch vụ một cách rõ ràng nhất. Một thông điệp cô đọng, súc tích sẽ tạo ảnh hưởng tích cực, giúp khách hàng dễ dàng chia sẻ hơn với bạn bè và người thân của họ.
10. Lối viết thuyết phục
Hãy hành văn một cách trau chuốt và tỉ mỉ sao cho câu chuyện của bạn thật thu hút. Cố gắng đưa những khoảng ngắt nghỉ, một vài chi tiết ẩn dụ hay có thể sử dụng từ ngữ tượng hình vào trong câu chuyện Content marketing của mình để có thể lôi cuốn người học đào sâu vào câu chuyện đó.
Xem thêm: Dịch vụ quảng cáo bằng hình thức SMS Marketing
Dịch vụ quảng cáo bằng hình thức Email Marketing
Những lưu ý cho bạn khi sử dụng content viết “vũ khí” Storytelling ấn tượng, tạo điểm nhấn đặc biệt:
1. Tìm ra góc nhìn của bạn
Đầu tiên, trong tất cả những story thì bạn cần phải có nhân vật chính, những gì bạn nghĩ, phác thảo ra chính là điều bạn cần để tạo ra một câu chuyện hoàn chỉnh. Hãy biết rằng, nhân vật chính của bạn là ai và thực sự nó có những yếu tố nào xoay quanh nó. Chắc chắn rồi, với mỗi một thương hiệu thì việc sản phẩm chính là nhân vật chính tạo ra những ý tưởng để bạn khai triển ra nhiều thứ một cách độc đáo. Hãy nhìn theo cách của bạn hoặc từ khách hàng xem, câu chuyện bạn sẽ vẽ ra có Target vào đúng mục tiêu, đúng những gì mà cộng đồng đang hướng tới hay không?
Hơn nữa, bạn phải đặt mình vào vị trí của khách hàng mới thấu hiểu được những suy nghĩ của họ, từ đó mới tạo ra được câu chuyện hiệu quả. Bạn đang muốn truyền tải gì tới khách hàng, bạn có đủ “chất liệu” để tạo ra câu chuyện thực sự hiệu quả hay không? Nếu bạn đến từ một tổ chức muốn truyền tải mục tiêu, thì câu chuyện nào về dịch vụ của bạn có thể cộng hưởng với khía cạnh đó của người nghe? Hãy nhìn từ khách hàng, bởi nếu bạn viết một Storytelling mà khiến họ thấy được họ ở trong đó, thì bạn đã thành công trong việc chạm tới cảm xúc của họ.
2. Phác thảo nên cốt chuyện của mình
Tất nhiên rồi, bạn hiểu được Storytelling là gì, thì bạn cần phải có cốt truyện để có thể tạo ra tổng thể dễ hình dung nhất cho mọi người hiểu được. Sự chỉnh chu trong công đoạn này là điều quan trọng nhất, kịch bản của bạn nên bao gồm brand promise và brand benefit. Chính những yếu tố này giúp thương hiệu của bạn tạo được niềm tin hơn với khách hàng, như vậy mới có thể ghim vào tâm trí của họ về nhãn hàng có thể phục vụ được cho cộng đồng, tạo ra được giá trị của thương hiệu trong lòng của họ.
Đừng ngại khi phải tư duy mang tính trực quan, dù bạn có biến nó thành video hay không? Cốt truyện nên thật dễ hiểu, nó sẽ giúp bạn làm nổi bật được điểm mấu chốt. Nó sẽ bắt đầu và kết thúc ở đâu? Trải nghiệm của nhân vật thay đổi như thế nào và cuối cùng cảm xúc nào sẽ được tác động đến?
3. Suy nghĩ những điều sâu xa hơn nữa
Khi bạn đã có một cốt chuyện, một câu chuyện tổng thể, thì bạn phải nghĩ đến xem bạn sẽ kể nó như thế nào cho hợp lý nhất. Bạn sẽ kể nó dưới các định dạng nào, và nó có thể triển khai qua những kênh nào sẽ là điều bạn cần quan tâm khi thực hiện tạo ra Storytelling. Bạn có thể mở rộng phạm vi bằng cách đảm bảo rằng bạn có thể lặp câu chuyện thương hiệu của mình qua mạng xã hội, bởi đây cũng là một nền tảng cực kỳ hữu ích để bạn hiện hóa câu chuyện.
Một câu chuyện thương hiệu hay phải thật linh hoạt để có thể xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông, bạn hãy hiểu được Storytelling là gì thì mới có thể biết được tạo ra. Những bức ảnh đẹp của câu chuyện đó phải được copy lại trên Instagram. Câu chuyện phải khiến người nghe tự đặt câu hỏi hoặc thôi thúc họ chia sẻ trên Twitter hay Facebook. Các mảnh ghép dù là nhỏ nhất của nó cũng phải chia sẻ được trên Twitter. Hashtag của nó phải làm cho nội dung được người nghe nhớ đến. Vậy là bạn đã dành thời gian để nghĩ ra một câu chuyện về thương hiệu. Vậy bạn cũng phải đảm bảo được rằng mình có thể kể nó lại thật nhiều lần.
Xem thêm: Dịch vụ viết bài báo điện tử chất lượng tốt nhất
Có những phương pháp nào để có thể khiến “vũ khí” Storytelling đem lại hiệu quả tốt nhất, thuyết phục được khách hàng?
1. Điều chỉnh vốn từ vựng của bạn để phù hợp với đối tượng của bạn
Trong bài viết này, tôi định nghĩa đối tượng người Hồi giáo là bất cứ ai đang được kể câu chuyện – bao gồm các thành viên trong nhóm đa ngành, các bên liên quan, khách hàng, đối tác của bên thứ ba … Mục tiêu của chúng tôi khi kể chuyện là gây được tiếng vang với khán giả, nhưng thật khó để làm điều đó khi chúng tôi không nói được ngôn ngữ của nó . Hiểu ngành và thuật ngữ của khán giả của bạn và kết hợp những từ này vào câu chuyện của bạn để họ có thể đặt mình vào đó. Ví dụ: nếu đối tượng của bạn là khách hàng trong ngành sản xuất sử dụng quy trình dây chuyền lắp ráp, bạn nên biết về máy móc đang được sử dụng, các bước của dây chuyền lắp ráp và bất kỳ thuật ngữ cụ thể nào về sản phẩm. Không sử dụng từ vựng áp dụng cho các thành viên đối tượng của bạn, bạn có nguy cơ mất sự chú ý của họ và uy tín của bạn.
2. Tập trung vào toàn bộ trải nghiệm omnichannel , bên trong và bên ngoài giao diện
Người dùng của bạn không tồn tại chỉ trong ứng dụng của bạn. Điều gì thúc đẩy họ đến phần mềm của bạn? Họ sử dụng nó ở đâu? Xem xét bối cảnh sử dụng: người dùng của bạn làm gì trước, sau và trong thời gian họ gắn bó với sản phẩm của bạn? Điều gì làm họ phân tâm? Hiểu những yếu tố này sẽ giúp khán giả của bạn đồng cảm với những gì người dùng của bạn đang trải qua.
Ví dụ: đặt đối tượng của bạn vào vị trí của người dùng bằng cách nói, Hãy tưởng tượng bạn là cha mẹ đơn thân, có hai con, công việc toàn thời gian bận rộn và bạn cần theo kịp tất cả các hoạt động ngoại khóa trên lịch của mình Câu chuyện này cho phép các thành viên trong khán giả của bạn hình dung ra những trách nhiệm này, đưa họ ra khỏi những quan điểm riêng của họ.
3. Ghép nối câu chuyện của bạn với một vật phẩm để ghi nhớ và căn chỉnh
Hiện vật tạo ra một ấn tượng lâu dài sau khi câu chuyện đã được kể. Bảng phân cảnh , personas , bản đồ hành trình và báo cáo nghiên cứu cung cấp cho các thành viên khán giả một cái gì đó hữu hình để đề cập đến khi câu chuyện được đưa lên sau đó và giúp họ nhớ lại các chi tiết cụ thể. Ví dụ: ghép câu chuyện của bạn với bản đồ hành trình cho phép khán giả của bạn đánh giá mức độ hài lòng của người dùng khi bạn thảo luận về từng bước của hành trình của người dùng. Ngoài ra, kể một câu chuyện trong khi hiển thị bảng phân cảnh cho phép khán giả thấy môi trường của người dùng.
4. Theo dõi quá trình bằng một Brief
Tóm tắt câu chuyện của bạn hoặc cuộc họp với một email ngắn gọn hoặc thông tin liên lạc khác để ghi nhớ thêm. Nếu quyết định được đưa ra dựa trên câu chuyện đó, bao gồm những gì đã được quyết định và tại sao. Nếu một quyết định được đặt ra, bạn có phần tiếp theo này để tham khảo lại.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vũ khí Storytelling dành cho bạn. Hãy thường xuyên cập nhật kiến thức mới nhất cho mình để có một câu chuyện thú vị và lôi cuốn nhé. Hi vọng thông tin về việc tìm hiểu định nghĩa, cách viết sao cho lôi cuốn, thu hút trên sẽ giúp các bạn có những ý tưởng cũng như giúp ích được các bạn!