Cách đây chưa đầy một năm, Facebook đã giới thiệu dịch vụ live stream cho phép người dùng có thể phát trực tiếp video ngay trên bảng tin của họ. Và giờ đây thì Live stream trên facebook đã trở thành một tính năng nổi bật, thay đổi hoàn toàn nền tảng Facebook. Vậy cách live stream trên Facebook để làm sao có nhiều người xem?
Bài viết này sẽ chia sẻ những thủ thuật livestream facebook thu hút ngàn người xem, cách làm cực đơn giản.
Hàng triệu người dùng phát trực tiếp trên Facebook. Họ chia sẻ cuộc sống đời thường của họ cho mọi người. Qua đó, các thương hiệu nổi tiếng cũng như các idol cũng có thể dễ dàng kết nối với fan hâm mộ của mình.
Đối với doanh nghiệp, đây là cách hoàn hảo và đơn giản để tận dụng sức mạnh của video nhằm tiếp cận với khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ và tương tác dễ dàng hơn.
Mặc dù tiềm năng là vậy, nhưng không phải bất cứ ai cũng biết cách live stream trên Facebook để có nhiều người xem. Nhiều người xem có nghĩa là bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Và sau đó thì đơn hàng cứ về ầm ầm.
Trước thực hiện livestream trên facebook, mình khuyên bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo nhất có thể. Và đây là một số lưu ý.
Live stream trên Facebook Công tác chuẩn bị
Với người bán hàng online lành nghề, họ đều có một ekip hỗ trợ phía sau. Do đó, công tác chuẩn bị sẽ càng phải kĩ càng. Nếu không, mọi sự chỉ làm tốn thời gian của mọi người mà không hiểu quả.
Thời gian livestream thích hợp
Việc thực hiện livestream đúng thời điểm là vô cùng quan trọng. Chắc hẳn bạn cũng đã nghe nói tới khung giờ vàng mỗi khi post bài lên FB đúng không?
Với livestream cũng vậy. Quy tắc để xác định thời điểm livestream là: phụ thuộc vào đối tượng mà buổi livestream hướng tới.
Ví dụ: với học sinh, sinh viên thì nên livestream vào 11h trưa hoặc 21h tối. Với dân văn phòng thì 15h-16h hay 20-21h tối.
Lưu ý là nên thông báo cho khách hàng trước ít nhất 1 ngày để người xem chuẩn bị và tạo thói quen xem live.
Với người trực tiếp livestream
Trước khi bắt đầu livestream, bạn thuộc lòng quy tắc sau: Năm phút kêu gọi live, share một lần. Vì người vào, ra khác nhau, ít ai ngồi theo dõi buổi livestream từ đầu đến cuối cả.
Bạn có thể đứng, ngồi hay nằm livestream cũng được. Chỉ lưu ý là nên chuẩn bị background đằng sau cho gọn gàng, sạch sẽ. Nếu có thể nên chuẩn bị phông nền có logo, hình ảnh… liên quan tới sản phẩm định bán.
Ngoài ra, mình khuyên bạn nên sắm thêm cái đèn để đảm bảo độ sáng cũng như làm cho bạn đẹp hơn. Đèn sáng như hình bên dưới này nè.
Người hỗ trợ livestream
Còn với người hỗ trợ thì sao? Dưới đây là một vài đầu việc mà người hỗ trợ livestream cần chuẩn bị:
- Tham gia vào nhiều group để share video livestream.
- Đẩy follow nhiều từ trước khi bắt đầu livestream, để khi live là có đông người xem.
- Khi kết thúc buổi livestream, bạn upload video lên youtube để thêm một kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng. Người ta gọi là ma trận bắt khách hàng.
- Thường xuyên “la liếm” đối thủ, học những cái hay, kĩ thuật từ đối thủ.
- Lên kịch bản, nội dụng livestream cho cả tháng, mỗi lần live một mặt hàng bán chạy để chốt đơn luôn.
Chính ra thì công việc của người hỗ trợ livestream lại vô cùng nhiều, không kém phần quan trọng.
Cách livestream trên Facebook hiệu quả chỉ với 10 thủ thuật
Dưới đây là một số kinh nghiệm thực chiến hay nhất để hướng dẫn live stream facebook tiếp cận tới hàng ngàn người.
#1. Thông báo lịch livestream trước tới mọi người
Nếu bạn sở hữu lượng fanbase (lượng fan cơ sở) lớn, đừng quên thông báo cho họ khi bạn live stream. Đây là một cách tuyệt vời để dự đoán số lượng người tham gia và là một cách live stream facebook tiếp cận nhiều người hơn.
Bạn thậm chí có thể lên lịch cho việc phát sóng trực tiếp Facebook để thu hút người quan tâm đến chương trình và họ có thể chủ động xem live stream facebook PC hoặc trên di động của bạn.
Tất nhiên, cách này sẽ hiệu quả khi bạn có group hoặc fanpage lớn. Còn không thì sao? Không sao, bạn vẫn còn những bí kíp bên dưới đây
#2. Chạy thử nghiệm để đảm bảo chất lượng video
Trước khi bạn khởi chạy live stream, bạn có thể thử nghiệm và để bài đăng của bạn dưới chế độ “Chỉ mình tôi”. Điều này giúp bạn loại bỏ những lỗi có thể xảy ra, kiểm tra kỹ âm thanh, video có rõ không, ánh sáng có đủ không?
Tóm lại, live stream cũng như làm truyền hình trực tiếp trên TV vậy, chất lượng video luôn phải đảm bảo. Có rất nhiều phần mềm live stream facebook có thể rất hữu ích với bạn.
#3. Livestream không phải là tất cả
Mặc dù cách live stream trên Facebook rất quan trọng và khá hiệu quả. Tuy nhiên không nhất thiết là bạn phải tập trung tất cả nỗ lực của mình vào phương thức này.
Bạn nên live stream đan xen với các loại phương thức và nội dung khác như: Viết bài, đăng nhật kí, đi comment “dạo”…
Điều này sẽ đảm bảo video của bạn được tự nhiên trong mắt Facebook và tất nhiên là sẽ được Facebook ưu tiên hiển thị.
Ngoài ra, các live stream trên Facebook có xu hướng xếp hạng cao hơn so với các loại hình chia sẻ khác ( như status, ảnh…) . Vì vậy, bạn đừng có đăng bài viết bán hàng ngay sau khi live stream.
#4. Cố gắng viết mô tả livestream thật “giật gân”
Mô tả hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của khán giả và cho mọi người biết tổng quan nội dung live stream của bạn.
Đoạn mô tả nên ngắn ngọn nhưng cần hấp dẫn! Đừng quên đưa lời kêu gọi hành động để thu hút lượt xem như: “Share video này để nhận quà”, “share để tối nay trời không mưa?” …
#5. Luôn tự giới thiệu bản thân và lặp lại nhiều lần
Có thể người hâm mộ biết bạn là ai vì họ đang theo dõi trang của bạn nhưng bạn nên tự giới thiệu lại bản thân. Vì sao ư?
Bạn có thể sở hữu một lượng người lạ theo dõi từ chia sẻ chương trình live stream của bạn từ bạn bè hoặc người hâm mộ.
Mở đầu mỗi live stream trên Facebook, hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân và cho biết video của bạn sẽ chia sẻ về điều gì!
Và đừng quên là thì thoảng lại nhắc lại lời giới thiệu. Đơn giản vì không phải ai cũng xem video của bạn từ đầu. Khi video chạy càng lâu, bạn sẽ có nhiều người xem hơn, nên không phải là thừa thãi khi bạn nhắc lại lời giới thiệu bản thân cũng như nội dung chính của video cho người mới vào xem.
#6. Đừng quá tự ti về bản thân
Nói dễ hơn làm, mình biết. Bạn có thể luyện tập bao nhiêu lần tùy thích, nhưng khi livestream không nhất là bạn phải nói đúng như nội dung kịch bản đã lên sẵn.
Live stream là tường thuật trực tiếp – đã trực tiếp là không có kịch bản đúng 100%
Khi bạn phát live stream, rất nhiều thứ bất ngờ có thể xảy ra. Bạn có thể quên mình đính nói gì, bạn nói lắp, thiết bị bị lỗi hoặc wifi mất kết nối… Nhưng không gì có thể cản trở quyết tâm live stream của bạn
Trong khoảnh khắc đó thay vì thất vọng, bạn hãy học cách thích ứng với những tình huống tự phát đó. Những gì mọi người đặc biệt yêu thích về video trực tiếp trên Facebook là LIVE! Là niềm vui và giải trí. Mọi thứ đều có thể xảy ra và bạn phải live thật. Điều này giúp bạn dễ tiếp cận người xem và họ sẽ tự kết nối với bạn.
Mọi thứ sẽ không hoàn hảo vì vậy đừng quá kì vọng
#7. Khuyến khích mọi người like và chia sẻ
Bạn muốn thu hút nhiều người xem hơn? Hãy yêu cầu khán giả like và chia sẻ video live stream của bạn. Điều này sẽ giúp livestream tiếp cận mạng lưới của họ và giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận của mình.
Mục tiêu của bạn là để bài live stream hiển thị trong bảng tin người dùng của bạn và tìm thấy lượng đối tượng mới bằng cách yêu cầu chia sẻ.
Nếu mọi người thích live stream của bạn, họ sẽ không ngại chia sẻ! Đừng ngại đề nghị nhé!Việc này có thể giúp tăng tương tác fanpage Facebook thực sự hiệu quả đó nhé.
Còn nếu họ không tự nguyện thì sao? Có vô vàn thủ thuật khác “kích cầu”, ví dụ như: làm một mini game chẳng hạn. Yêu cầu mọi người chơi một trò chơi và phải share live stream để nhận quà.
#8. Đừng quên nhắc người xem đăng ký theo dõi
Bạn có thể kêu gọi người xem nhấn vào nút Theo dõi để họ có thể nhận thông báo vào lần tiếp theo bạn phát trực tiếp.
Bạn có để ý các video trên Youtube của người nổi tiếng không? Họ cũng hay làm điều này, lượng subcriber của họ cực lớn cũng một phần từ lời kêu gọi đó.
#9. Tương tác trực tiếp với người xem
Trả lời và tương tác với người xem! Đây là cách giúp bạn tăng mức độ tương tác và xây dựng mối quan hệ với người hâm mộ của mình. Bạn càng có nhiều bình luận, điểm số trên Facebook càng cao. Điều này ảnh hưởng đến xếp hạng trên bảng tin của mọi người.
Khuyến khích người xem tương tác trong các bình luận, đặt câu hỏi và trả lời ngay lập tức.
Một mẹo để giúp bạn kết nối với khán giả là gọi chính xác tên đầy đủ từng người xem. Họ sẽ cảm thấy được tôn trọng khi bạn đề cập trực tiếp đến họ. Điều đó sẽ thúc đẩy họ nhấn nút chia sẻ video và để lại nhiều bình luận hơn.
#10. Cuối cùng chia sẻ livestream của bạn ở mọi nơi
Sau khi live stream xong, bạn có thể chia sẻ nó trên trang mà bạn quản lý, profile, group hay gửi email cho người đăng ký.
Điều này giúp bạn nhận được nhiều lượt xem hơn và thu hút thêm nhiều người tham gia vào livestream của bạn.
Trên đây là 10 kinh nghiệm thực chiến để live stream của bạn dễ dàng tiếp cận tới nhiều người. Bạn nên nhớ, thất bại không dành cho kẻ lười. Đã đến lúc thoát ra khỏi nỗi sợ hãi và bắt đầu xây dựng mối quan hệ với người xem của bạn!
Những lỗi phổ biến khi livestream trên Facebook
Phần tiếp theo, mình muốn chia sẻ với các bạn một số lỗi mà khi live stream các bạn hay gặp phải. Những lỗi này có thể khiến cho công sức live stream của bạn đổ sông đổ biển. Vậy nên đừng bỏ qua nhé.
#1. Livestream trên facebook bị mờ
Theo mặc định thì Facebook sẽ dựa vào tốc độ mạng của điện thoại mà điều chỉnh độ phân giải video.
Tuy nhiên, đôi lúc tính năng này hoạt động không như mong muốn. Điều này khiến cho video live stream facebook của bạn bị mờ, khiên người xem rất khó chịu.
Bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục dưới đây:
- Khởi động lại kết nối 3G/4G. Đơn giản là bạn bật tắt Mobile data trên Notification panel.
- Nếu đang sử dụng kết nối Wifi, bạn thử logout và kết nối lại xem sao.
- Điều chỉnh lại ánh sáng xung quanh bạn. Chú ý đèn chiếu sáng vào chính bạn, đừng để ngược sáng.
#2. Bị chặn livestream trên facebook
Việc bị chặm livestream trên facebook đã có từ rất lâu rồi, chắc khoảng từ năm 2017. Việc bị chặn livestream trên facebook khiến bạn không thể tiếp cận được khách hàng, mất một kênh quảng bá, từ đó sụt giảm đơn hàng…
Nguyên nhân thì có nhiều, có thể tóm gọn 3 lý do chính:
- Vi phạm bản quyền âm thanh, hình ảnh. Cái này thì quá rõ rồi, đến cả Youtube cũng thế thôi.
- Bán hàng fake, hàng nhái và bị report.
- Bị report spam quá nhiều.
Để khắc phục tình trạng này, mình sẽ gợi ý một số giải pháp như:
- Đối với trang cá nhân bị chặn: Đơn giản là bạn tạo một fanpage mới, rồi livestream trên fanpage, sau đó chia sẻ video về trang profile của bạn.
- Đối với trường hợp fanpage bị cấm: Thêm quản trị viên khác, rồi dùng tài khoản quản trị viên mới để live stream.
Xem thêm:
Kinh nghiệm Livestream quảng cáo bạn không thể bỏ qua
Livestream Quảng cáo có phải là xu hướng hiện hành?
Dịch vụ livestream bán hàng tại hà nội, nhu cầu ngày càng phổ biến
Mình hi vọng với hai cách trên thì bạn sẽ lách được “lệnh trừng phạt” của facebook.
Nếu bạn có kinh nghiệm hay hoặc cách live stream trên Facebook khác thì đừng ngại comment bên dưới để mọi người cùng học hỏi nhé.