Viết bài PR là hình thức xây dựng nội dung bài viết PR hấp dẫn về sản phẩm và những dịch vụ của các công ty hoặc doanh nghiệp nhằm tiếp cận và đem lợi ích đến cho người dùng. Qua đó, giúp khách hàng hiểu thêm về thông tin và những lợi ích đó nhằm duy trì và tạo dựng thương hiệu với khách hàng.
Bạn cần PR cho doanh nghiệp mình để bán hàng? Hay để viral thương hiệu. Nhưng chưa biết cách phải viết theo 1 bố cục như thế nào? Dù bạn đã tìm hiểu thông tin trên mạng. Nhưng vẫn chưa tìm ra được lời giải cho bài toán hóc búa này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé!
Tầm quan trọng của viết bài PR thương hiệu
- Giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng. PR thương hiệu giúp cho doanh nghiệp tạo được dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông.
- Bài PR thương hiệu tạo cho khách hàng một niềm tin vững chắc về doanh nghiệp bạn. Nó không quá khoa trương như quảng cáo nên người dùng rất dễ đặt niềm tin vào nó.
- Hoạt động PR có ảnh hưởng rất tốt đến các chiến dịch marketing và với chi phí rất thấp, tạo được tiếng vang khi chuyển tải hình ảnh của doanh nghiệp đến những nhóm công chúng .
- Hơn nữa, làm PR thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua những khủng hoảng. Giúp cho doanh nghiệp giữ gìn được hình ảnh trong mắt người tiêu dùng qua sự ủng hộ, bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng.
- Và cuối cùng sẽ giúp cho doanh nghiệp các bạn quy tụ được đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và có kỹ năng. Vì thông thường người lao động sẽ rất thích làm việc trong những công ty nổi tiếng, ở đây họ có thể nhiều cơ hội để thăng tiến .
Công thức viết bài PR hiệu quả
1. Phải tìm hiểu kĩ về sản phẩm công ty, doanh nghiệp mình công tác
Để có cách viết hợp lí bạn phải hiểu được mình đang viết cái gì và yêu cầu của nơi bạn công tác là gì? Bạn phải nắm rõ thông tin sản phẩm, phân tích được những mặt tích cực và tiêu cực của các sản phẩm đó.
Viết bài PR không phải viết quảng cáo nên không thể che mắt khách hàng bằng sự hoa mỹ, màu mè. Bạn cần phải hiểu rõ đối tượng sản phẩm, dịch vụ bạn PR, quảng bá để khách hàng có thể thấy tin cậy được vào những điều đó.
2. Xác định mục đích viết bài PR để làm gì?
Công ty, sản phẩm của bạn đang gặp vấn đề gì? Tại sao bạn cần viết 1 bài PR? Bài PR này sẽ giúp giải quyết vấn đề gì cho bạn. Thông thường có nhiều mục đích nhưng tựu chung có 3 mục đích chính khi viết bài PR cho doanh nghiệp.
- Để push sales.
- Để tăng độ nhận diện thương hiệu.
- Để xử lý khủng hoảng.
P.s. Tùy vào mỗi mục đích mà chúng ta sẽ chọn cách viết khác nhau.
3. Xác định đúng khách hàng bạn hướng đến
Nắm được mục tiêu khách hàng của mình là ai sẽ giúp bạn có thể nhắm vào nhu cầu của họ, cũng như xác định được khách hàng muốn tìm hiểu thông tin gì từ bạn. Vì vậy, cần nghiên cứu về đối tượng khách hàng, đừng viết trên dự đoán chủ quan của bản thân sẽ rất dễ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.
4. Nghiên cứu thông tin về đối thủ, về các bài quảng cáo, về các bài PR đã viết về chủ đề này chưa?
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Đừng vội bắt tay ngay vào viết mà hãy nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ. Càng tìm hiểu nghiên cứu kỹ, bài PR của bạn càng hiệu quả.
Các câu hỏi sau cần nghiên cứu.
- Trên thị trường hiện nay đã có bài PR nào có liên quan?
- Các bài PR đó viết theo chủ đề gì? Thông điệp đã truyền tải là gì?
- Phản hồi của người đọc, của khách hàng về bài PR đó thế nào?
- Các bài PR đó hay chỗ nào, dở chỗ nào?
5. Xác định các giai đoạn của bài viết PR
Với quy trình này bạn cần đến sự lắng nghe từ chính cấp trên và khách hàng của mình. Giữ được mối liên kết giữa doanh nghiệp bạn và khách hàng sẽ giúp ích rất nhiều. Chọn lọc những thông tin thích hợp cho giai đoạn của bài viết PR. Luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, tôn trọng họ.
6. Chọn thông điệp cốt lõi mà bài PR cần truyền tải
Không giống như 1 bài báo, 1 bài thơ, 1 bài văn. Mỗi bài PR dù hay, dù dở ra sao. Nhưng sau khi người đọc xem xong mà không nhận được 1 thông điệp cốt lõi nào. Thì bạn đã thất bại.
7. Sau khi chạy bài PR, bạn muốn đối tượng truyền thông của mình thay đổi nhận thức như thế nào?
Câu này cần phải trả lời thật rõ ràng, ngắn gọn. Bạn nên điền vào dấm …. bên dưới.
Tôi muốn sau khi đọc bài PR khách hàng của tôi sẽ……………………(bạn phải là người điền vào dấu 3 chấm)
Nên viết ngắn gọn, câu này sẽ giúp bạn định hướng cho bài PR và không bị lạc đề.
Ví dụ:
Tôi muốn sau khi đọc/xem bài PR khách hàng của tôi sẽ nghĩ rằng sản phẩm tã giấy XYZ có tính hút thấm rất tốt trong vòng 24h so với các loại tã giấy khác.
8. Phác thảo sơ bộ dàn ý của bài PR dựa trên thông tin nghiên cứu được ở các bước trên
Chúc mừng, đến bước này việc nghiên cứu của bạn đã hoàn tất. Bây giờ bạn cần tổng hợp, chắt lọc các thông tin đã nghiên cứu được thành 1 dàn ý sơ bộ để chuẩn bị viết bài PR như sau:
9. Cần kiểm tra lại thông tin của bài viết PR lần cuối
Nhiều khi quá hăng say với nội dung bài viết PR. Bạn cần phải kiểm duyệt thông tin chu đáo. Kiểm duyệt thông tin bao giờ cũng nhàm chán, vì vậy nhiều cây bút bỏ qua việc này. Đó là một sai sót lớn, nếu thông tin đó không chính xác sẽ làm bạn mất uy tín. Công ty bạn vì vậy cũng sẽ mất đi lượng khách lớn.
10. Bài viết PR nên có hình ảnh sinh động
Hình ảnh là yếu tố làm nên thành công cho một bài viết PR. Hình ảnh làm bài viết sinh động hơn. Hình ảnh dễ dàng dẫn dắt suy nghĩ người đọc và giúp tạo niềm tin cho độc giả. Không nội dung hay kịch bản nào có thể thay thế hình ảnh một cách hoàn hảo!
Những lưu ý khi viết bài PR hiệu quả
Thứ nhất, xác định rõ viết PR hay viết quảng cáo.viết bài pr tư vấn, pr cho thương hiệu, viết bài pr hiệu quả, viết pr là gì xác định rõ viết PR hay viết quảng cáo
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đánh đồng PR với quảng cáo. Do đó, có không ít những bài quảng cáo ra đời mà doanh nghiệp vẫn cứ ngỡ đó là những bài PR. Và họ cho rằng, chỉ cần có những bài như vậy là đủ để cho sản phẩm của mình đến với khách hàng.
Họ cần trả lời được câu hỏi: cái gì cần cho khách hàng lúc này? Khách hàng tìm đến sản phẩm để làm gì? Hiểu sai về điều này, doanh nghiệp không tận dụng được hiệu quả truyền thông mà còn phí một khoản tiền khổng lồ.
Chính vì thế, trong phần nội dung của bài viết PR, cần đưa đến những lợi ích cũng như những giải pháp của sản phẩm cho khách hàng. Đừng để phần nội dung quá chú tâm vào lăng xê sản phẩm và nói quá lên thương hiệu của sản phẩm. Điều đó càng làm cho khách hàng bực bội và mất niềm tin hơn với doanh nghiệp chứ không thể thu hút khách hàng.
Thứ hai, bài viết đứng trên góc nhìn của Marketing Online
Hiện nay, những người làm PR hầu hết là những người có khả năng viết lách. Do đó, điểm mạnh của họ là viết ra những bài sao cho người đọc hiểu một cách nhanh chóng và trôi chảy nhất. Tuy nhiên, viết “đúng” như vậy chỉ là điều kiện “cần”.
Vậy điều kiện đủ là gì? Nguyên tắc của viết PR trong Marketing Online là trước tiên phải “đúng” sau đó mới “trau chuốt” ngôn từ. Do đó, một bài PR hay phải mang nội dung có tính mục đích, thông tin xác thực và có xu hướng đáng tin cậy đối với khách hàng.
Chính vì thế, muốn viết một bài PR đầy đủ các điều kiện thì trước tiên bài viết đó phải đúng với những gì khách hàng cần, phải đưa ra đúng những giải pháp mà khách hàng muốn. Hơn thế nữa, bài viết PR cũng cần có sự phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu gắn kết với lợi ích của khách hàng.
Do đó, một bài viết PR đi từ góc độ Marketing sẽ mang lại một cái nhìn khách quan và chân thực hơn cho khách hàng. Qua bài viết, khách hàng sẽ tự tìm ra giá trị của mình ở đó.
Thứ ba, nên lập dàn ý chi tiết viết bài PR
- Mở bài: viết ngắn khoảng 4 – 5 dòng có từ khóa SEO được đặt trong ngữ cảnh phù hợp
- Thân bài: chia ra làm nhiều đoạn, viết ngắn gọn súc tích và từ khóa SEO được xuất hiện lặp lại một cách tự nhiên trong mạch văn. Sản phẩm được lồng ghép một cách khéo léo, tự nhiên, và chèn thêm một vài hình ảnh cụ thể nhằm tạo sự tin tưởng sản phẩm cho khách hàng.
- Kết bài: được viết một cách súc tích, ngắn gọn và khách quan; nhắc lại những lợi ích hoặc thông tin chính mà bạn muốn truyền tải để người đọc ghi nhớ.
Công thức cốt lõi để viết bài PR
Chỉ cần thuộc lòng 3 công thức cốt lõi và gốc rễ viết bài PR cho doanh nghiệp này. Bạn sẽ dễ dàng ứng dụng và linh hoạt để tạo ra các bài PR vẫn đúng theo công thức để hiệu quả. Nhưng vẫn tạo ra được bản sắc và sự sáng tạo riêng của phong cách viết bài PR của mình.
Công thức 1: Công thức PAS
- Problem: Bạn phải trình bày VẤN ĐỀ mà người tiêu dùng đang gặp phải.
- Agitate: TRIỂN KHAI vấn đề và KHUẤY ĐỘNG tâm trí người đọc, DIỄN GIẢI cho họ biết vấn đề đó đang khiến cho cuộc sống của họ trở nên bất tiện hoặc khó khăn như thế nào.
- Solve: Hoàn thành bài viết PR bằng cách đưa ra GIẢI PHÁP cho vấn đề đau đầu của người tiêu dùng, khéo léo lồng ghép lợi ích sản phẩm vào đó, và đừng quên những thông tin quan trọng khác của một kết bài PR như thông tin của doanh nghiệp bạn, triết lý, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.
Công thức 2: Công thức 3S
1. STAR (Ngôi sao):
Đây chính là nhân vật chính, người anh hùng, là trọng tâm câu chuyện của bạn. Nhân vật này có thể chính là độc giả, một người tiêu dùng mà bạn muốn đánh động mối quan tâm. Nhân vật chính cũng có thể là công ty của bạn, thậm chí là sản phẩm của bạn, để từ đó bạn kể nên câu chuyện thăng trầm về quá trình làm ra sản phẩm nhằm chia sẻ những giá trị tốt nhất cho khách hàng chẳng hạn.
2. STORY (Câu chuyện):
Miêu tả những vấn đề mà Ngôi sao – tức nhân vật chính – phải đối mặt, những thăng trầm, niềm vui cũng như khó khăn thử thách mà Ngôi sao phải trải qua, từ đó rút ra những gì mà Ngôi sao cần hoặc phải làm để thay đổi hoàn cảnh hiện tại hoặc để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. SOLUTION (Giải pháp):
Tiết lộ giải pháp hoặc hành động mà Ngôi sao cần làm để thoát khỏi tình cảnh khó khăn hoặc để gặt hái thành công vá hạnh phúc, dựa trên diễn biến câu chuyện mà bạn đã xây dựng.
Công thức 3: Công thức Strings (lối viết liệt kê – tổng hợp)
Công thức Strings là một trong những công thức phổ biến hiện nay, với lối viết liệt kê và tổng hợp giúp cho đối tượng đọc bài PR có được thông tin hữu ích nhất về sản phẩm hay công ty bạn.
Với những thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu rõ về viết bài PR. Nếu có nhu cầu về lĩnh vực này hay truyền thông, tiếp thị, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0943538282 hoặc gửi yêu cầu qua Email: contact@achaumedia.vn để được tư vấn một cách cụ thể nhé.
Xem thêm: Thiết kế Standee
Thiết kế ấn phẩm văn phòng
Thiết kế thiệp mời