5 xu hướng marketing trong năm 2023: Trải nghiệm người dùng là ưu tiên hàng đầu

Sự thay đổi liên tục trong hành vi người tiêu dùng đòi hỏi các marketer phải liên tục thích nghi và nắm bắt những xu thế của thời đại. Điều này nhằm tạo nên những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Dưới đây là 5 xu hướng marketing được dự đoán sẽ tiếp tục “bùng nổ” trong năm 2023.

Video dạng ngắn (Short-form Video)

Cùng với sự lên ngôi của TikTok, Instagram Reels và YouTube Shorts, video dạng ngắn đang trở thành công cụ truyền thông được nhiều thương hiệu lựa chọn. Nhờ nội dung ngắn gọn và hấp dẫn, các video dạng ngắn là một phương thức hiệu quả để thu hút sự chú ý của mọi người, kích thích họ lan tỏa thông tin về thương hiệu. Đồng thời, với những video dạng ngắn, marketer có thể tiết kiệm thời gian sản xuất mà vẫn tạo ra những nội dung tuyệt vời có sức ảnh hưởng trên toàn cầu.

Sự “thống trị” của video dạng ngắn được dự đoán sẽ kéo dài trong nhiều năm nữa

Để đón đầu nhu cầu ngày một gia tăng của video dạng ngắn trong tương lai, điều quan trọng là các thương hiệu cần có một chiến lược video marketing phù hợp nhằm nắm bắt cảm xúc khách hàng trong 3 giây đầu tiên, tập trung truyền đạt thông tin một cách súc tích và cho khán giả thấy những thông tin này mang lại lợi ích gì cho họ.

Vận động nhân viên (Employee Advocacy)

Employee Advocacy là hình thức marketing thông qua các hoạt động khuyến khích đội ngũ nhân viên truyền tải những thông tin tích cực về công ty trên các phương tiện truyền thông. Theo Cisco, so với những nội dung được chia sẻ trực tiếp từ kênh thương hiệu, những thông tin được đưa ra từ nhân viên có độ phủ và tần suất lan toả cao hơn gấp 8 lần. Không những thế, việc biến nhân viên trở thành “đại sứ thương hiệu” còn góp phần tăng độ nhận diện thương hiệu và khả năng tiếp cận nhiều ứng viên tài năng trên thị trường. Vì thế, đây được đánh giá là một xu hướng marketing “bùng nổ” trong tương lai nhờ khả năng giải quyết bài toán truyền thông thương hiệu với mức chi phí tối ưu nhất.

Khiến cho nhân sự cảm thấy hạnh phúc trong công việc chính là chìa khoá dẫn đến sự thành công của hình thức truyền thông này. Ghi nhận, trao quyền, đáp ứng khả năng phát triển nghề nghiệp cũng như hỗ trợ nhân sự trong việc giải quyết những rào cản về tinh thần sẽ giúp nhân viên cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhờ đó, họ có động lực làm việc tốt hơn và cảm thấy thoải mái hơn trong việc chia sẻ những câu chuyện #LifeAtCompany một cách tự nhiên, chân thực nhất.

Tận dụng sức mạnh truyền thông từ nhân viên giúp nâng cao nhận thức thương hiệu một cách hiệu quả

Tiếp thị người ảnh hưởng (Influencer marketing)

Influencer marketing đã xuất hiện trong nhiều năm và không có dấu hiệu nào cho thấy chúng sẽ sớm “nguội” trong tương lai. Số liệu từ HubSpot cho thấy có 17% marketer có dự định bắt đầu đầu tư vào Influencer Marketing và 89% những người đang sử dụng sẽ duy trì hoặc tăng ngân sách đầu tư vào hình thức này trong năm tới. Đây được xem là một dấu hiệu tích cực, thể hiện tiềm năng tăng trưởng đáng kể của xu hướng marketing thông qua người nổi tiếng trong năm 2023.

Chìa khoá cho sự thành công của chiến lược Influencer Marketing trong năm 2023 nằm ở tính chân thực. Tuỳ thuộc vào mục tiêu chiến dịch cũng như đối tượng khách hàng mà thương hiệu có thể đưa ra quyết định “chọn mặt gửi vàng” một cách phù hợp nhất. Từ đó, thương hiệu xây dựng nên chiến lược nội dung thích hợp để thu hút khán giả thông qua việc truyền tải thông điệp một cách sáng tạo và chân thực từ chính trải nghiệm của những người nổi tiếng.

HOT: Châu Bùi lọt top 10 nhân vật có tầm ảnh hưởng mảng thời trang cao cấp  do tạp chí Forbes Pháp bầu chọn

“Thế hệ Gen Z muốn mua hàng từ những thương hiệu mà họ tin tưởng, và họ tìm hiểu về những thương hiệu đó thông qua những người mà họ tin tưởng”, theo Hootsuite

Nội dung do người dùng tạo ra (User-generated content – UGC)

Tận dụng nội dung do chính khách hàng tạo ra có liên quan đến thương hiệu, UGC được xem là một dạng của hình thức marketing truyền miệng (word-of-mouth) có khả năng quảng bá thương hiệu rộng rãi và hiệu quả. Sự sáng tạo không giới hạn của thế hệ Gen Z sẽ tiếp tục thúc đẩy xu hướng phát triển của UGC trong năm tiếp theo. Vì thế, marketer cần có những chiến lược xây dựng nội dung phù hợp, khéo léo hơn để có thể gắn kết thương hiệu và khách hàng.

Free photo medium shot smiley man holding smartphone

Ra đời trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, UGC xuất hiện ở khắp mọi nơi với nhiều hình thức đa dạng

Vậy làm thế nào để tăng cơ hội tạo ra UGC cho thương hiệu? Trước hết, thương hiệu cần đảm bảo rằng khách hàng của mình đang có những trải nghiệm tích cực ở mọi điểm chạm trên hành trình mua sắm. Điều này sẽ góp phần xây dựng lòng tin, khiến cho người dùng hài lòng và dễ dàng chia sẻ trải nghiệm của mình. Ngoài ra, hãy chủ động trong việc lắng nghe những trải nghiệm tích cực lẫn tiêu cực của khách hàng, thường xuyên tương tác và tạo ra các “sân chơi” đáp ứng nhu cầu sáng tạo không giới hạn của họ trên các nền tảng mạng xã hội.

Tính bền vững

Bên cạnh sản phẩm và dịch vụ, người tiêu dùng ngày nay còn đánh giá một doanh nghiệp thông qua các giá trị, đạo đức và hành động của họ đối với các vấn đề của nhân loại như tính bền vững, bình đẳng và đa dạng. Trong đó, tính bền vững liên quan mật thiết với các giải pháp của doanh nghiệp gắn liền với trách nhiệm với môi trường, tạo ra giá trị lâu dài cho người tiêu dùng và xã hội. Theo Báo cáo xu hướng Instagram năm 2023, tính bền vững cũng là vấn đề chính được đối tượng GenZ đặc biệt quan tâm.

Người tiêu dùng ngày nay đánh giá cao sự trung thực. Vì thế, bên cạnh việc minh bạch trong mục tiêu kinh doanh và xây dựng thông điệp dựa trên sự thật, doanh nghiệp cần có trách nhiệm trong việc đưa ra những thông số cụ thể thể hiện sự cam kết trong quá trình sản xuất và vận hành của mình. Hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ không “phản bội” lòng tin của người tiêu dùng bằng bất kì hành vi greenwashing (hành vi tẩy xanh: hành vi tuyên bố vô căn cứ của thương hiệu nhằm đánh lừa người tiêu dùng tin rằng các sản phẩm của công ty là thân thiện với môi trường) nào trong hoạt động marketing của mình.

Stella McCartney là một trong số không nhiều thương hiệu thời trang có nỗ lực phát triển bền vững mạnh mẽ và minh bạch.

Thế hệ Gen Z có xu hướng đưa ra quyết định mua sắm dựa trên đánh giá về tác động của thương hiệu đối với xã hội

Xem thêm:

Học hỏi chiến lược marketing của lay’s thương hiệu được yêu thích trên thế giới

Liên hệ: ACHAUMEDIA.VN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *