Nên chạy quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads – phương thức nào hiệu quả hơn?

Google Ads và Facebook Ads hiện đang là 2 “ông trùm” lớn nhất trong các công cụ quảng cáo online. Doanh nghiệp nếu tận dụng được 2 công cụ quảng cáo này hiệu quả sẽ mang lại lợi ích kinh doanh vô cùng to lớn. Vậy nên chạy quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads hay kết hợp cả 2 chiến dịch thì sẽ hiệu quả hơn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ vấn đề này nhé!
chạy quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads

Facebook Ads là gì?

Tại sao Facebook Ads lại phổ biến đến thế trong cộng đồng những nhà quảng cáo và chủ doanh nghiệp. Sở hữu một khối lượng dữ liệu người dùng khổng lồ, thật không ngạc nhiên khi năm ngoái, chiếm đến 25% tổng ngân sách quảng cáo trực tuyến của toàn thế giới.
Facebook thu nhặt nhiều dữ liệu hơn cả những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng. Trang bạn thích, chủ đề bạn tương tác, bạn bè, ngày sinh nhật, vị trí hiện tại, kỳ nghỉ vừa qua của bạn và nhiều hơn thế nữa. Ngân hàng dữ liệu này giúp Facebook tạo ra những giá trị cho nhà quảng cáo dễ dàng nhắm trúng người dùng mục tiêu hơn bao giờ hết.
Quảng cáo trên Facebook lựa chọn các đối tượng khách hàng dựa vào các yếu tố sau:

  •        Địa phương hóa và nhân khẩu học (tương tự như Google AdWords)
  •        Sở thích (xây dựng khách hàng theo nhóm có cùng sở thích, dựa vào những trang mà họ bấm like hoặc theo dõi trên các trang mạng xã hội)
  •        Đối tượng tùy chỉnh (tạo đối tượng tùy chỉnh dựa trên hoạt động của họ trên chính website của bạn bằng cách sử dụng pixel của Facebook)
  •        Hành vi (dựa trên hành vi, thói quan hoặc ý định chi tiêu, sử dụng sản phẩm, dịch vụ)
  •        Khán giả tương tự (tạo nên nhóm khán giả có sở thích và hoạt động tương tự với người tiêu dùng đã có ở hiện tại)

Google Ads là nền tảng quảng cáo pay per click (trả phí trên mỗi cú nhấp chuột) lớn và phổ biến nhất thế giới. Những công cụ tìm kiếm khác cũng sử dụng kỹ thuật này cho nền tảng quảng cáo của mình. Nhưng vì Google quá phổ biến với khách hàng nên khi nhắc đến quảng cáo trả phí, người dùng sẽ nghĩ ngay đến Google Ads.
Quảng cáo trên Google lựa chọn các đối tượng khách hàng dựa vào các yếu tố sau:

  •       Nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, ngôn ngữ, tình trạng gia đình,…)
  •       Địa phương hóa (định vị khách hàng dựa vào thành phố, quốc gia, vùng lãnh thổ hay dựa vào bán kính địa lý)
  •       Thiết bị truy cập Internet (phân chia khách hàng dựa theo thiết bị họ sử dụng như điện thoại di động, tablet hoặc máy tính bàn, laptop)
  •       Từ khóa (nhắm mục tiêu marketing online dựa trên những từ khóa liên quan được sử dụng trên công cụ tìm kiếm)
  •       Re-targeting (nhắm vào những đối tượng đã có sẵn như lượng khách thường xuyên truy cập website, khách hàng thân thiết,…)

có nên chạy Google Ads không

So sánh quảng cáo Google và Facebook – Cách mà chúng vận hành

Muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi “nên chạy quảng cáo google hay facebook?” để áp dụng vào ngành nghề dịch vụ của bạn thì bạn cần hiểu rõ quy chế hoạt động của từng loại quảng cáo.

Cách quảng cáo sản phẩm/dịch vụ trên google

Google Ads giúp chủ doanh nghiệp nhắm đối tượng mục tiêu dựa trên các truy vấn tìm kiếm của họ trên Google, hay còn được gọi là từ khóa. Những quảng cáo này tập trung trả về những kết quả tìm kiếm liên quan và giải quyết được nhu cầu cụ thể của người dùng.

Từ góc độ người dùng

Khi họ lên Google và tìm kiếm một từ khóa, họ thường lướt qua kết quả trả về trong chưa đến một giây. Những trang đầu tiên trong kết quả tìm kiếm thường hiện những danh sách quảng cáo ở đầu trang.

Từ góc độ nhà quảng cáo

Nền tảng Google Ad giúp họ tạo ra những chiến dịch hiển thị khi người dùng tìm kiếm một từ khóa mà họ muốn quảng cáo đến. Để tiếp cận người dùng chính xác hơn, những doanh nghiệp địa phương có thể nhắm đối tượng tìm kiếm từ khóa liên quan đến họ trong 1 phạm vi lãnh thổ cụ thể. Bằng cách đó họ không phải trả phí cho những nhấp chuột từ khách hàng đến từ các địa phương khác, những người mà không thể đến cửa hàng của họ để xem hoặc trải nghiệm dịch vụ.
Một khi chiến dịch được thiết lập, quảng cáo của bạn gia nhập một vòng đấu giá với các nhà quảng cáo khác cũng lựa chọn từ khóa tương tự. Và Google sẽ hiển thị quảng cáo với giá thầu cao nhất cùng nội dung hữu dụng với người dùng nhất. Tất nhiên, Google cung cấp một loạt công cụ để thiết lập chiến dịch nhưng đây là những thứ cơ bản nhất mà bạn nên biết.

Cách mà Facebook Ads vận hành

Cách mà Facebook Ads vận hành giúp nhắm quảng cáo đến đối tượng dựa trên hành vi và khuôn mẫu mà bạn lựa chọn trên nền tảng quảng cáo. Không dựa trên truy vấn tìm kiếm của người dùng như ông anh Google. Facebook cung cấp sự lựa chọn nhắm mục tiêu đa dạng dựa trên nhân khẩu học, giúp nhà quảng cáo nhắm đến đối tượng dựa trên hành vi, sở thích và sở ghét.
Vì những lý do đó, bạn cần chắc chắn rằng bạn hiểu khách hàng của mình đủ sâu.

Facebook có lượng người dùng “siêu khủng”

Có mặt ở Việt Nam đã hơn 5 năm và ngày càng hoàn thiện, Facebook Ads hiện tại đã trở thành 1 kênh quảng cáo quen thuộc đối với bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào muốn đưa sản phẩm bán trên mạng.
Cho dù bạn đang kiếm tiền online ở thị trường nước ngoài với affiliate marketing hay bán áo thun Teespring, là 1 người tập tành kinh doanh quần áo, mỹ phẩm ở Việt Nam hay 1 công ty lớn về bảo hiểm, điện tử,…hoặc bất cứ lĩnh vực gì. Tất cả đều có thể dùng Facebook Ads để tăng trưởng doanh thu.
Vậy Facebook có những gì mà người người nhà nhà đua nhau lao đầu vào để quảng cáo ?
quảng cáo Facebook
Hãy nhìn ảnh trên, Facebook có 1,8 tỉ người dùng mỗi tháng. Trung bình 1 người sử dụng Facebook ở Mỹ, mỗi 5 phút trôi qua họ lại bỏ 1 phút Facebook, ngoài ra mạng xã hội Instagram đã có trên 500 triệu người dùng mỗi tháng.
Và bạn hoàn toàn có thể tiếp cận họ bằng Facebook Ads.

Tiếp cận mục tiêu chính xác với 3 dạng Audience

Số người dùng Facebook khủng như vậy, tuy nhiên khi quảng cáo trên Facebook, nếu bạn không thể tiếp cận đúng “khách hàng tiềm năng” thì sẽ rất lãng phí tiền bạc.
Bạn có nhớ khi bạn sử dụng Facebook, mạng xã hội này luôn hỏi nhiều thông tin cá nhân của bạn như : Ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi sinh ra, nơi làm việc, học vấn, sở thích,…và nhiều thứ khác.
Bạn hoàn toàn có thể cho Facebook những thông tin này miễn phí, nhưng nó có thể giúp Facebook kiếm được bộn tiền từ nhà quảng cáo. Giờ, hãy đặt bạn là 1 nhà quảng cáo, bạn có thể tiếp cận khách hàng theo đúng sở thích, đúng độ tuổi, nơi sinh sống,…Và nhiều hơn thế nữa.
Facebook hiện tại cung cấp cho bạn 3 dạng “audience” để bạn có thể tiếp cận.
Dạng audience này giúp bạn có thể tiếp cận với những khách hàng đã tương tác với bạn trước đó, chẳng hạn :

  • Đã từng vào website của bạn
  • Đã dùng ứng dụng của bạn
  • Những người đã ghé thăm page của bạn
  • Những người đã gửi tin nhắn vào page
  • …..

Hiểu sâu khách hàng với công cụ Audience Insight

Ngoài những tính năng hỗ trợ target “siêu cụ thể” ở trên, Facebook còn phát triển 1 công cụ có tên “Audience Insight” giúp bạn có thể nghiên cứu & tìm ra khách hàng tiềm năng, hỗ trợ target hiệu quả hơn.
Với slogan “Understand your audience better”, công cụ này bạn có thể hiểu sâu hơn về 3 nhóm đối tượng :

  • Những người thích trang của bạn
  • Những người trong tệp custom audience của bạn
  • Những người bạn đang hướng tới trên Facebook

“Hiểu sâu” hơn là như thế nào ?
Đó là bạn có thể nhìn, khám phá 1 cách tổng quan về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, công việc, trạng thái mối quan hệ, sở thích, gia đình,...của tệp khách hàng.
Từ đó mình có thể vẽ lên 1 chân dung khách hàng khi target trên Facebook Ads. Ví dụ mình muốn tiếp cận đến 1 lượng khách hàng mới (không phải page của mình), mình có thể target đến : Nam giới, 20-25 tuổi, đang độc thân, trình độ đại học, nghề thiệp thuộc Management, Production, Administrative,…
Cộng thêm nhiều thủ thuật target khác, mình có thể tiếp cận được những khách hàng tiềm năng có thể quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình đang cung cấp.
 

Vậy chạy quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads, kênh nào mang về lợi nhuận tốt hơn và đo lường như thế nào?

Đối tượng nào nên sử dụng Google Ads?

Nếu bạn là một doanh nghiệp mới và muốn tập trung vào gia tăng doanh số, một chiến dịch thu hút lead (đối tượng tiềm năng) trên Google sẽ giúp bạn mang lại lợi nhuận tốt hơn.
Không đòi hỏi bạn phải có ngân sách quảng cáo lớn, Google tập trung vào nâng cao trải nghiệm người dùng. Google luôn mong muốn truyền tải những gì tốt nhất đến người dùng của họ, nên nội dung bạn tạo ra cũng cần dựa trên nguyên tắc này. Chất lượng của quảng cáo và nội dung website là yếu tố ưu tiên trước ngân sách và là một yếu tố quan trọng xác định thứ hạng tìm kiếm trên Google trong cuộc chiến giá thầu. Để chắc chắn chiến dịch đạt được hiệu quả và đánh bại đối thủ của mình, bạn nên thuê một agency có kinh nghiệm dày dặn trong quảng cáo Google.
Vậy tóm lại, nếu bạn là doanh nghiệp mới với ngân sách tầm trung và mục tiêu đơn giản, Google Ads sẽ là lựa chọn tốt nhất cho câu hỏi “nên chạy quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads”.

Khi nào nên sử dụng Facebook Ads?

Với những chiến dịch nhấn mạnh vào độ phủ thương hiệu trên mạng xã hội, quảng cáo Facebook nên được đặt ở vị trí trung tâm trong kế hoạch marketing. Facebook ads không chỉ giúp bạn có cái nhìn và thấu hiểu rõ hơn về insight của đối tượng mục tiêu, mà còn giúp bạn nuôi dưỡng một cộng đồng quan tâm đến vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang giải quyết.
Điều mà ai cũng biết và là yếu tố quan trọng nhất cho sự tăng trưởng doanh nghiệp – truyền miệng (word of mouth). Không nền tảng quảng cáo nào có sức mạnh lớn trong việc tạo ra cộng đồng và 1 lượng lớn fan cho doanh nghiệp hơn Facebook đang làm.
Lợi nhuận thu được từ Facebook có nhiều hơn những gì được đo đếm bằng tiền. Chúng ta đều biết tiềm năng mạnh mẽ của kênh và số lượng người dùng đông đảo đến như thế nào. Điều đó làm cho Facebook trở thành nền tảng quảng cáo hàng đầu khó lòng đánh bại hiện nay. Như đã nói từ đầu, mỗi loại hình doanh nghiệp lại phù hợp với 1 hình thức quảng cáo khác nhau. Khác biệt đến từ sản phẩm và chân dung khách hàng mục tiêu của mỗi người.
quảng cáo Google Ads và Facebook Ads cái nào tốt hơn?

Quảng cáo đeo bám (Re-marketing)

Gần đây Facebook đã có thể áp dụng quảng cáo “bám đuôi” người dùng khi họ đã thấy quảng cáo đó từ trước nhưng điểm trừ của Facebook là bên thứ 3 mới là người cung cấp hình thức đó chứ không phải Facebook.
Còn Google thì ngược lại, họ quá mạnh trong lĩnh vực này, không chỉ còn là việc bạn cho quảng cáo đuổi theo trên các trang trực thuộc mạng hiển thị nữa, nay bạn có thể sử dụng quảng cáo đeo bám cả trên mạng tìm kiếm Google Search. Điều này sẽ được thực hiện vô cùng hiệu quả bởi các công ty quảng cáo Google uy tín.
Dù doanh nghiệp bạn nhỏ hay lớn, bạn cũng nên tìm hiểu về Re-marketing và Re-targeting ngay hôm nay, chắc chắn bạn sẽ thấy thú vị.

Khác biệt ở giai đoạn trong tiến trình mua hàng của khách hàng

Thấu hiểu vị trí của khách hàng trong tiến tình mua sắm sẽ giúp bạn quyết định kênh quảng cáo nào nên được đẩy mạnh. Nếu bạn đang tìm kiếm khách hàng trong quá trình ra quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ, Google AdWords sẽ là sự lựa chọn tốt nhất bởi vì lúc đó khách hàng có dự định mua hàng rất cao. Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn thu hút sự nhận biết về sản phẩm của mình, thì Facebook ads sẽ giúp bạn nhắm đến những đối tượng với nhu cầu hiện tại hoặc những nhu cầu mà ngay cả khách hàng còn chưa biết đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Đây là cách mà cả 2 kênh bổ sung và thúc đẩy tổ chức của bạn phát triển.

Sự khác nhau về chi phí

Cả Google và Facebook đều sử dụng CPC để thu phí. Nhà quảng cáo chỉ phải chi tiền khi người dùng Click vào quảng cáo, những lần hiển thị mà không có Click sẽ không bị tính phí.
Một số ngành hot, ví dụ: “vận chuyển nhà” bạn có thể phải trả 20,000 – 50,000đ cho 1 Click nếu quảng cáo Google. Nhưng bạn có thể chỉ phải trả 100 – 2,000đ cho 1 click khi quảng cáo trên Facebook.
Nguyên do của sự chênh lệch giữa chi phí trên Facebook và Google là: quảng cáo Google chỉ hiển thị khi ai đó tìm kiếm từ khóa bạn đã mua từ trước, quảng cáo Facebook lại hiển thị ở các vị trí có sẵn trên Facebook trước tất cả những đối tượng phù hợp với cách nhắm mục tiêu đã được thiết lập.

Trang đích

Trang đích là yếu tố quan trọng trong quảng cáo Google AdWords bởi nó có tác động trực tiếp tới điểm chất lượng của từ khóa, ảnh hưởng đến chi phí phải trả cao hay thấp… Vì thế để làm tốt quảng cáo Google, bạn cần phải có kiến thức về tối ưu trang đích cho tốt. Nếu bạn không có một trang web tốt, bạn có thể dùng quảng cáo Facebook, bởi trên Facebook trang đích không phải là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá.
Trên đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa quảng cáo Google Adwords và quảng cáo Facebook. Từ đó, giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn khi nào chạy quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads.
Xem thêm: Dịch vụ viết bài PR cho travel vlogger

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *